Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá, Thể Thao Uy Tín Nhất Việt Nam

Nhiều cơ hội trúng tuyển Đại học, Cao đẳng

09:29 21/07/2017 - lượt xem: 1811

Các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh bắt đầu tuyển sinh sau khi Bộ GD-ĐT chính thức công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2017 và điểm sàn tối thiểu đảm bảo chất lượng ngưỡng đầu vào là 15,5 điểm.

Sinh viên Trường cao đẳng nghề Lilama 2 (huyện Long Thành) trong giờ thực hành.  Ảnh: C.Nghĩa

Theo đó, hầu hết các trường trên địa bàn tỉnh đều xét tuyển với mức điểm sàn tối thiểu là 15,5 điểm, bằng với mức của Bộ GD-ĐT đưa ra.

* Nhiều hình thức xét tuyển

Theo kết quả thi THPT quốc gia của Bộ GD-ĐT công bố, phổ điểm trung bình của các thí sinh năm nay cao hơn so với năm 2016. Đây cũng là cơ sở để Bộ GD-ĐT quyết định tăng mức điểm sàn tối thiểu, đảm bảo chất lượng đầu vào cao hơn năm 2016 là 0,5 điểm. Cụ thể, tại Đồng Nai có 2/6 môn thi có phổ điểm thi cao hơn năm trước. Điều này sẽ có lợi cho các thí sinh khi xét tuyển và làm cho nguồn tuyển của các trường trở nên dồi dào hơn.

Theo Ban giám hiệu Trường đại học Đồng Nai, năm 2017 trường xét tuyển 1 ngàn sinh viên ở 2 hệ đại học và cao đẳng. Điểm sàn xét tuyển bằng với mức quy định của Bộ GD-ĐT là 15,5 điểm. Các ngành sư phạm sẽ chỉ xét tuyển với các thí sinh có hộ khẩu thường trú tại Đồng Nai trước khi tham gia kỳ thi THPT quốc gia, các ngành ngoài sư phạm xét tuyển thí sinh trong cả nước. Riêng với ngành mầm non, trường còn tổ chức thi xét tuyển thêm môn năng khiếu và đã có 200 thí sinh tham gia thi.

Trong khi đó, Phó giám đốc phân hiệu Trường đại học lâm nghiệp tại Đồng Nai (huyện Trảng Bom) Vũ Thu Hương cho biết, trường xét tuyển bằng với mức điểm sàn tối thiểu do Bộ GD-ĐT đưa ra là 15,5 điểm, và có thể gần như chắc chắn là điểm chuẩn trúng tuyển của tất cả các ngành mà trường đang đào tạo. Bà Hương cho biết thêm, năm nay trường có nhiều đổi mới khi có thêm các điều kiện tốt hơn về cơ sở vật chất, như: thư viện, các giảng đường mới, ký túc xá đảm bảo cơ bản chỗ ở cho sinh viên.

Còn đối với các trường xét tuyển có điều kiện, như: Trường đại học Nguyễn Huệ, Trường cao đẳng cảnh sát nhân dân 2 (tại xã Tam Phước, TP.Biên Hòa), chỉ tuyển những thí sinh đã khám và đảm bảo điều kiện về sức khỏe, lý lịch nhân thân tốt. Các thí sinh này được Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và Công an tỉnh khám sức khỏe và xác định lý lịch trước khi gửi tới các trường nói trên. Dự báo điểm trúng tuyển vào các trường này có thể sẽ cao hơn so với mức điểm sàn của Bộ GD-ĐT quy định.

Thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 tại hội đồng thi Trường THPT Ngô Quyền thực hiện điều chỉnh thông tin cá nhân.

* Phong phú chính sách học bổng

Các trường ngoài công lập với điều kiện xét tuyển thuận lợi hơn sẽ là cơ hội cho sinh viên trúng tuyển đại học, cao đẳng. Theo TS.Lâm Thành Hiển, Phó hiệu trưởng Trường đại học Lạc Hồng, năm nay trường tuyển 1 ngàn chỉ tiêu sinh viên đại học. Có 2 hình thức xét tuyển được trường tiến hành song song là xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2017 và xét tuyển bằng học bạ  THPT. Riêng với xét tuyển bằng học bạ, tới nay trường đã xét được 5% chỉ tiêu. Trường đại học Lạc Hồng có điểm xét tuyển và trúng tuyển là 15,5 điểm với tất cả các khoa, ngành đào tạo.

Còn ông Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, cho biết năm 2017 trường tuyển 1 ngàn thí sinh, điểm xét tuyển bằng với điểm sàn của Bộ GD-ĐT xét tuyển tăng 0,5 điểm. Các thí sinh có điểm thi THPT với 3 môn trường cần xét tuyển thấp hơn điểm sàn thì có thể xét tuyển bằng hình thức học bạ THPT với điểm trung bình 3 môn cộng lại, nếu đạt 6,5 điểm thì có cơ hội đậu đại học; 6,0 điểm thì có thể đậu cao đẳng, sau này có thể liên thông lên đại học.

Với các thí sinh sau khi đậu tốt nghiệp THPT, nếu không có nhu cầu học đại học thì cơ hội vào các trường cao đẳng lúc nào cũng được mở rộng. Trường cao đẳng công nghệ và quản trị Sonadezi dự kiến tuyển 1 ngàn sinh viên hệ cao đẳng với nhiều cơ hội việc làm khi còn đang là sinh viên, nhất là sinh viên các ngành may, công nghệ giày, tiếng Hoa...

Còn tại Trường cao đẳng nghề Lilama 2, các ngành của trường đều rất rộng mở chào đón sinh viên. Theo đó, thí sinh chỉ cần tốt nghiệp THPT là có thể vào học các ngành hệ cao đẳng. Nhiều ngành đang thực hiện miễn giảm 50-100% học phí do liên kết với doanh nghiệp đào tạo, trong đó có các ngành cơ khí chế tạo, cơ điện tử, điện công nghiệp và hàn công nghệ cao.

Để thu hút sinh viên xét tuyển, năm nay nhiều trường đưa ra chính sách học bổng hoặc miễn giảm học phí. Cụ thể, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai giảm 20% học phí năm đầu cho sinh viên các tỉnh Phú Yên, Lâm Đồng và các huyện Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc của Đồng Nai... Trong khi đó, Trường đại học Lạc Hồng dự kiến giảm học phí cho các sinh viên xét tuyển sớm, tặng học bổng từ 15-30 triệu đồng tùy theo ngành học với các thí sinh đạt thủ khoa và điểm trúng tuyển cao.

 

Nguồn: //www.baodongnai.com.vn/xahoi/201707/nhieu-co-hoi-trung-tuyen-dai-hoc-cao-dang-2826160/

Công Nghĩa - baodongnai.com.vn

Nhiều trường sử dụng kết quả thi THPT để tuyển sinh trong năm 2017

Bắt đầu từ ngày 1.4, hơn 1 triệu học sinh lớp 12 của cả nước bắt đầu tiến hành đăng ký dự thi THPT 2017. Chia sẻ với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới về phương án tuyển sinh của trường, PGS.TS Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng trường ĐH Công nghệ Đồng Nai cho biết hiện nay nhà trường đang mở những buổi tư vấn tuyển sinh vào chủ nhật hàng tuần ngay tại cổng trường. Đồng thời cũng có mời các em học sinh tại các trường THPT trên địa bàn tham quan mô hình lớp học, khoa của trường. Tại ngày hội, học sinh sẽ gặp gỡ trực tiếp các chuyên gia tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp của Bộ GD-ĐT hay của chính các thầy cô giáo, sinh viên của nhà trường hướng dẫn. Chính những trải nghiệm của tư vấn viên ở môi trường ĐH sẽ trở thành những chia sẻ chân thực nhất, giúp các em học sinh có một cái nhìn đa chiều về môi trường ĐH muôn màu cũng như giúp các em có sự lựa chọn đúng đắn trên con đường ĐH. Ngoài ra, nhà trường cũng bố trí các khu vực tư vấn chuyên sâu cho thí sinh như: khu vực tư vấn các ngành thuộc khoa học xã hội, kinh tế, ngân hàng, luật… khu vực tư vấn về khoa học tự nhiên, kỹ thuật, điện, điện tử, giao thông vận tải và khu vực tư vấn tâm lý, sức khỏe mùa thi. GS Trần Văn Chứ - Hiệu trưởng trường ĐH Lâm nghiệp khẳng định, với quy chế mới của năm 2017, thí sinh có nhiều thuận lợi hơn. Tuy nhiên, đối với các học sinh có học lực trung bình nên chú ý đọc và hiểu các ý chính để có thể đưa ra những câu trả lời chính xác chứ không nên khoanh bừa.  Khảo sát về phương án tuyển sinh đại học năm 2017 của các trường đã công bố trên website cho thấy phương án tuyển sinh về cơ bản vẫn giữ ổn định như năm 2016, không có trường nào tổ chức kỳ thi riêng để xét tuyển. Ngay cả ĐH Quốc gia Hà Nội cũng quyết định dừng tuyển sinh riêng và trở lại tuyển sinh theo kết quả thi THPT quốc gia.  Hiện theo khảo sát sơ bộ ở nhiều trường THPT tại Hà Nội, số học sinh có hướng chọn bài thi Khoa học Tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) để dự kỳ thi THPT quốc gia vẫn chiếm tỉ lệ cao. Tuy nhiên, so với các năm trước, số học sinh chọn bài thi tổ hợp có các môn Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) đã nhiều hơn trước. Thầy Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho biết, trong đợt khảo sát, thăm dò học sinh lần thứ nhất, toàn trường có tới 80% đăng ký bài thi tổ hợp khoa học xã hội. Theo lý giải của thầy Lâm: “Học sinh trường tôi học ban D nhiều, nên các em đăng ký bài thi tổ hợp khoa học xã hội, vì phù hợp với năng lực cũng như có lợi thế hơn cho việc đăng ký các tổ hợp xét tuyển. Tuy nhiên, thầy Lâm cũng cho biết cuối tháng 3 này trường mới tiến hành khảo sát chính thức để xếp lớp ôn tập. Kết quả có thể sẽ thay đổi so với lần đầu”. Trong khi đó, thầy Nguyễn Phong Điều - Trưởng phòng đào tạo ĐH Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết khi sử dụng kết quả xét tuyển, môn thi chính sẽ được nhân hệ số 2. Năm 2017, để đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, thí sinh phải đủ điều kiện tham gia tuyển sinh theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành của Bộ GD- ĐT, đồng thời có học lực trong 3 năm THPT và điểm thi của tổ hợp môn xét tuyển trong kỳ thi THPT quốc gia 2017 đạt yêu cầu của trường. Thầy Nguyễn Kim Sơn - Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: "Trong năm 2017 trường không tổ chức riêng kỳ thi đánh giá năng lực để phục vụ tuyển sinh đại học nữa vì chúng tôi thấy rằng kỳ thi THPT quốc gia do Bộ GD-ĐT tổ chức cho toàn quốc thì cũng có thể dùng kết quả đó làm căn cứ để xét tuyển vào chương trình của chúng tôi được. Vì hai phương thức tuyển sinh, phương thức thi của Đại học Quốc gia và phương thức thi 2017 do Bộ tổ chức đang tiến dần đến có rất nhiều điểm tương đồng”. Nhóm trường top trên, những ngành nghề hấp dẫn chỉ tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia, còn các trường top giữa, top dưới, trường ngoài công lập, trường địa phương thì xét tuyển kết hợp cả 2 hình thức. Phương án tuyển sinh năm nay của các trường vẫn sử dụng hai phương thức xét tuyển chính là vừa dựa vào kết quả thi THPT quốc gia, vừa xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT của thí sinh. Nhắc nhở các thí sinh về điểm đổi mới của kỳ thi năm nay chính là kỳ thi trắc nghiệm, thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định năm 2017 thí sinh chớ dại mà khoanh bừa các đáp án trắc nghiệm. Bởi vì năm nay khi ra đề thi, Bộ đã tính đến phương án thay đổi tỉ lệ điểm số, tức là không giữ nguyên tỉ lệ 25% trong mỗi đáp án bài thi nữa mà thay vào đó là các câu trả lời chung, nếu các em lựa chọn xuyên suốt một đáp án sẽ không vi phạm quy chế nhưng để đạt tới 25% số điểm thì không thể xảy ra. "Các đề thi trắc nghiệm khách quan được xây dựng theo một quy trình khoa học, dựa trên ma trận đề thi xác định, qua những bước rất cụ thể. Để có thể sử dụng kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, đề thi có những phần cơ bản để những thí sinh trung bình có thể làm được và những phần nâng cao để phân loại thí sinh phục vụ cho công tác tuyển sinh ĐH, CĐ. Vì thế khi làm bài thi, thí sinh nên chọn những câu dễ, những câu vừa sức làm trước, những câu khó làm sau. Cũng như các năm trước, dù thi theo hình thức tự luận hay trắc nghiệm, đề thi cũng không yêu cầu thí sinh phải học thuộc lòng, trả lời một cách máy móc, không đánh đố thí sinh" - thứ trưởng trao đổi. Trong thời gian tới, các trường ĐH sẽ tiếp tục công bố phương án xét tuyển sinh năm 2017 trên website của từng trường để thí sinh biết và chọn ngành, chọn trường phù hợp. Tuy nhiên, các em học sinh nên chú ý kiến thức sẽ được dàn trải hầu hết trong chương trình. Các học sinh nên nắm toàn bộ kiến thức, tránh tình trạng học tủ, học lệch, kiến thức chủ yếu vẫn ở trong SGK trong các khái niệm. Ngoài ra nên đọc nhiều thông tin trên sách báo để hỗ trợ kiến thức pháp luật còn thiếu. //motthegioi.vn/giao-duc-c-69/nhieu-truong-su-dung-ket-qua-thi-thpt-de-tuyen-sinh-trong-nam-2017-56388.html           Nguồn: //motthegioi.vn

Xem chi tiết
Nhiều giảng viên đại học ngoài công lập là cử nhân

Ngày 14-4, tại Trường ĐH Công nghệ TP HCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức Hội nghị các trường ĐH ngoài công lập. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết mục đích của hội nghị này nhằm thống nhất giải pháp phát triển trường ngoài công lập. Cả nước hiện có 60 trường ĐH ngoài công lập trong tổng số 235 trường ĐH với quy mô đào tạo trình độ ĐH là 232.367 sinh viên, chiếm 13,16% sinh viên ĐH trong cả nước. Con số này thấp hơn nhiều so với mục tiêu 40% vào năm 2020. Trong 43 trường cung cấp số liệu thu chi tài chính cho thấy trong năm 2016, tổng nộp ngân sách nhà nước đạt hơn 1.000 tỉ đồng. Đại biểu phát biểu tại hội thảo Bà Phạm Thị Huyền, đại diện nhóm chuyên gia nghiên cứu các trường ĐH ngoài công lập, đã báo cáo kết quả nghiên cứu sau khi khảo sát trực tiếp tại 59 trường, cho biết vẫn còn một lượng lớn giảng viên có trình độ cử nhân. Vẫn còn 12 trường thuê mướn 100% cơ sở đào tạo, một số trường có quá nhiều cơ sở, diện tích cơ sở nhỏ. Nguồn lực tài chính của các trường ĐH ngoài công lập còn hạn chế. Học phí là nguồn thu chủ yếu của các trường, chiếm trên 61,17% tổng thu. Chi chủ yếu cho các hoạt động thường xuyên của nhà trường như trả lương cho cán bộ nhân viên, chi phí điện nước, duy trì bảo dưỡng cơ sở vật chất đã chiếm tới hơn 59%. Điều này cũng phản ánh một thực tế là hoạt động của các trường ĐH ngoài công lập chủ yếu dựa vào hoạt động đào tạo. Vấn đề cũng hàm chứa rủi ro về tài chính trong bối cảnh việc tuyển sinh gặp nhiều khó khăn. Nhiều ý kiến từ phía các trường đòi các chính sách của nhà nước phải bình đẳng công - tư trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay, các chính sách về tuyển sinh, đào tạo, đấu thầu nghiên cứu khoa học. Ông Lê Công Cơ, Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, nói: Cái lớn nhất của trường ĐH ngoài công lập là đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội mà nhà nước không phải đầu tư. Đây là sự đóng góp của trường ĐH ngoài công lập. TS Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, cho rằng đang có sự không bình đẳng giữa trường công với trường tư. Hiện các trường ĐH ngoài công lập phải đầu tư tất cả để hoạt động và phải đóng thuế để trang trải cho trường công. Ông Sơn đề nghị các trường được giữ lại tiền thuế để tái đầu tư mạnh mẽ. Ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương, cho rằng nhà nước chỉ nên bao cấp những ngành mà trường tư không làm được. Không thể lấy thuế của trường tư để bao cấp cho trường công trong khi hiệu quả đào tạo chưa chắc ai hơn ai… Nhiều ý kiến đề nghị cần có chính sách để trường tư tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, được tham gia các đề án đào tạo bồi dưỡng giáo viên… Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định những đóng góp của trường ĐH ngoài công lập là vô cùng lớn. Tuy nhiên, lĩnh vực này cũng có nhiều việc cần bàn. Trước hết là hành lang pháp lý còn rất yếu, chưa tạo được sự yên tâm cho những nhà đầu tư. Bộ trưởng Nhạ nhận trách nhiệm này trước hết thuộc về Bộ GD-ĐT và cho biết tới đây sẽ tiếp tục rà soát các quy định để những quy định gì đã có nhưng không phù hợp thì sửa, chưa có thì bổ sung. Những vấn đề vượt thẩm quyền sẽ đề nghị tháo gỡ để khuyến khích xã hội hóa. Dù đánh giá cao các trường tư nhưng ông Nhạ cho rằng hoạt động của nhiều trường chưa đồng bộ, chủ yếu tập trung đào tạo và đào tạo những ngành ít phải đầu tư. Đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu. Ông đề nghị các trường phải quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị… trường nào không thực hiện đúng cam kết khi mở trường thì sẽ sáp nhập hoặc giải thể. //nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/nhieu-giang-vien-dai-hoc-ngoai-cong-lap-la-cu-nhan-20170414223334528.htm           Nguồn: //nld.com.vn

Xem chi tiết
Năm 2017, thí sinh đăng ký xét tuyển đại học như thế nào?

Năm 2017, năm đầu tiên thí sinh không bị giới hạn số lượng nguyện vọng đăng ký vào các ngành, trường. Năm 2017, thí sinh chỉ được điều chỉnh 1 lần trong đăng ký xét tuyển đại học Bộ GD-ĐT vừa có hướng dẫn công tác tuyển sinh đại học năm 2017. Theo đó, mỗi thí sinh chỉ được điều chỉnh đăng ký xét tuyển (ĐKXT) 1 lần  trong thời gian quy định và chỉ được sử dụng một trong hai phương thức. Bộ GD-ĐT cũng quy định, thời gian thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia và đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ bắt đầu từ 1/4 và kết thúc vào ngày 20/4 chứ không phải là 30/4 như năm 2016. Quy trình xét tuyển đại học đợt 1 sẽ bắt đầu từ 28/7 đến 17h ngày 30/7. Đợt xét tuyển bổ sung sẽ được bắt đầu từ ngày 13/8. Năm 2017, năm đầu tiên thí sinh không bị giới hạn số lượng nguyện vọng đăng ký vào các ngành, trường. Tuy nhiên, thí sinh cần cân nhắc, không nên đăng ký tràn lan. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng cho biết, dù thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng, các em phải tính toán thật kỹ, không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng. Nếu đăng ký nhiều nhưng thí sinh cũng chỉ được trúng tuyển vào một nguyện vọng. Do vậy, nguyện vọng đầu tiên ghi trên giấy đăng ký dự thi sẽ là quan trọng nhất. Nếu đăng ký suông thì rất nguy hiểm vì có khả năng bị trúng tuyển vào ngành không yêu thích. Sau khi có hướng dẫn đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng, Bộ GD-ĐT yêu cầu các Sở GD-ĐT cần hướng dẫn thí sinh sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp để truy cập vào Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT nhằm kiểm tra thông tin cá nhân và thực hiện điều chỉnh ĐKXT trực tuyến. Đối với thí sinh có nhu cầu thực hiện điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT sau khi có kết quả thi THPT quốc gia. “Mỗi thí sinh chỉ được điều chỉnh ĐKXT 1 lần trong thời gian quy định và chỉ được sử dụng một trong hai phương thức: trực tuyến hoặc bằng Phiếu điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT”, Bộ GD-ĐT lưu ý. Đối với điều chỉnh bằng phương thức trực tuyến: thí sinh sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp để thực hiện việc điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT. Lưu ý thí sinh: phương thức này chỉ chấp nhận khi số lượng nguyện vọng sau khi điều chỉnh không lớn hơn số lượng nguyện vọng đã đăng ký ban đầu trong Phiếu ĐKDT. Điều chỉnh bằng Phiếu điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT: thí sinh được điều chỉnh tăng thêm số lượng nguyện vọng so với số lượng nguyện vọng đã đăng ký ban đầu trong Phiếu ĐKDT và phải nộp bổ sung lệ phí cho số nguyện vọng tăng thêm theo quy định. Thí sinh phải điền đầy đủ thông tin vào Phiếu điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT và gửi trực tiếp về điểm thu nhận hồ sơ để cán bộ máy tính cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT. Lưu ý thí sinh ghi đúng mã trường, mã ngành/nhóm ngành, mã tổ hợp xét tuyển theo quy định của trường. Nguyện vọng nào ghi không đúng sẽ không được hệ thống phần mềm chấp nhận và bị loại. Bộ GD-ĐT yêu cầu nơi cập nhật Phiếu điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT của thí sinh và chịu trách nhiệm về thông tin đã cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT; trong trường hợp nhập sai thông tin so với Phiếu điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT của thí sinh thì phải điều chỉnh lại khi thí sinh đề nghị và lưu bản đề nghị điều chỉnh sai sót của thí sinh. //www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/nam-2017-thi-sinh-dang-ky-xet-tuyen-dai-hoc-nhu-the-nao-c216a855102.html       Nguồn: //www.24h.com.vn

Xem chi tiết
Trưng bày sách, bản đồ quý về Biên Hòa

Chào mừng Ngày sách Việt Nam 21-4, sáng 18-4, Thư viện tỉnh phối hợp cùng Thư viện Khoa học tổng hợp TP.Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm tài liệu quý hiếm. Sinh viên Trường đại học Công nghệ Đồng Nai tham quan triển lãm tài liệu quý hiếm tại Thư viện tỉnh Có trên 100 đầu sách độc bản, sách quý hiếm cùng bản đồ xưa về Biên Hòa – Đồng Nai và một số vùng lân cận được ban tổ chức giới thiệu trong dịp này để phục vụ bạn đọc, như: sách địa lý Biên Hòa xuất bản 1901 bằng tiếng Pháp, sách về Trị An xuất bản năm 1913 với nội dung tìm hiểu các vấn đề tại Trị An – Biên Hòa – Đồng Nai, tập thượng Biên Hòa – Gia Định nằm trong bộ Đại Nam nhất thống chí xuất bản năm 1973… Ngoài ra, triển lãm còn trưng bày cuốn từ điển Việt – Bồ Đào Nha – Latinh được xuất bản năm 1651, sách bằng đồng khắc chế thư ban cho Phú Bình Quận Công Miên Áo truy phục làm Phú Bình Công do vua Tự Đức ban năm 1878… cùng nhiều tại liệu hiếm, quý khác. Sinh viên Trường đại học Công nghệ Đồng Nai tham quan triển lãm tài liệu quý hiếm tại Thư viện tỉnh Theo ông Nguyễn Văn Tám, Giám đốc Thư viện tỉnh, những ấn phẩm được trưng bày trong triển lãm từ ngày 18 đến 27-4, sẽ cung cấp cho bạn đọc, nhất là người trẻ những kiến thức về vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai xưa, qua đó giúp mọi người có cái nhìn toàn diện hơn về vùng đất có lịch sử 320 hình thành và phát triển. Một số sách quý hiếm, bản đồ về Biên Hòa – Đồng Nai được trưng bày tại Thư viện tỉnh Một số sách quý hiếm, bản đồ về Biên Hòa – Đồng Nai được trưng bày tại Thư viện tỉnh Nguồn: //baodongnai.com.vn/tintuc/201804/trung-bay-sach-ban-do-quy-ve-bien-hoa-2889759/ Tin và ảnh: Võ Tuyên    

Xem chi tiết
Đề án mở ngành Ngôn ngữ Trung Quốc

HỒ SƠ ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ngành: ngôn ngữ trung quốc mã số: 7220204 Xem chi tiết tại đây

Xem chi tiết
Danh mục mã trường THPT, khu vực tuyển sinh giúp thí sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT

Nhằm giúp các bạn học sinh điền nhanh và chính xác các thông tin mã tỉnh, mã trường, khu vực ưu tiên khi làm hồ sơ xét tuyển Đại học, Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá, Thể Thao Uy Tín Nhất Việt Nam gửi đến các bạn thí sinh bảng tổng hợp tra cứu mã tỉnh, mã trường, khu vực ưu tiên... Vui lòng xem tại đây        

Xem chi tiết
​Lãnh đạo tỉnh đặt hàng Đại học Công nghệ Đồng Nai đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Đó là phát biểu của đồng chí Nguyễn Phú Cường - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trong chuyến tham quan và nói chuyện với hơn 400 cán bộ giáo viên và sinh viên Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá, Thể Thao Uy Tín Nhất Việt Nam ngày 11-4. Bí thư Nguyễn Phú Cường bày tỏ sự vui mừng trước sự phát triển của Nhà trường cụ thể là trong việc đào tạo sinh viên ngành kỹ thuật, công nghệ có chất lượng cao, xây dựng môi trường đào tạo chuyên nghiệp, phương pháp giảng dạy tiên tiến và đầu tư cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phú Cường nói chuyện với cán bộ giảng viên, sinh viên Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá, Thể Thao Uy Tín Nhất Việt Nam Bí thư cho biết, lãnh đạo tỉnh đặt hàng nhà trường đào tạo đội ngũ kỹ sư trình độ cao, nghiên cứu khoa học ứng dụng vào thực tiễn phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, đặc biệt là trên 2 lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Cơ sở vật chất nhà trường khang trang, hiện đại Đồng chí Bí thư cũng ân cần dặn dò, sinh viên Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá, Thể Thao Uy Tín Nhất Việt Nam cần tu dưỡng ý thức chính trị, nỗ lực học tập, rèn luyện kỹ năng, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho quá trình hội nhập nhiều thách thức. Bí thư Nguyễn Phú Cường tin tưởng, với sự cố gắng không ngừng, sinh viên nhà trường sẽ thành công trong tương lai, góp phần đưa đất nước phát triển giàu đẹp. Lãnh đạo tỉnh chụp hình lưu niệm với cán bộ, giảng viên nhà trường Tiến sĩ Phan Ngọc Sơn – Hiệu trưởng Nhà trường cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh đồng thời cam kết sẽ tiếp tục đổi mới, nâng tầm phát triển của nhà trường theo kịp sự phát triển chung của hệ thống trường đại học trong khu vực và cả nước, nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng yêu cầu cầu phát triển nền công nghiệp theo hướng hiện đại của địa phương. Mọi lợi nhuận thu được sẽ tái đầu tư toàn bộ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của nhà trường. Trước đó, lãnh đạo tỉnh cũng đã tham quan cơ sở vật chất của Nhà trường như: hệ thống thư viện, khu thực hành, ký túc xá sinh viên, khu liên hợp thể thao… //dost-dongnai.gov.vn/Pages/noi-dung-tin.aspx?NewsID=2155&TopicID=9         Nguồn: //dost-dongnai.gov.vn

Xem chi tiết
Yeah1 News - chia sẻ xếp hạng: Top 100 trường Đại học đáng học nhất tại Việt Nam

Yeah1 News là một trong những kênh thông tin uy tín, dành cho giới trẻ hàng đầu tại Việt Nam với hàng triệu lượt xem mỗi ngày. Vừa qua trên website của Yeah1 News vừa chia sẻ "top 100 trường Đại học đáng học nhất tại Việt Nam". Theo đó Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá, Thể Thao Uy Tín Nhất Việt Nam cũng đã có mặt trong danh sách và được ghi nhận là một trong những Trường Đại học đáng học nhất tại Việt Nam được mọi người đánh giá. Top 100 trường Đại học đáng học nhất tại Việt Nam năm 2017 thông qua việc đánh giá các chỉ số trên vào bốn nhóm thành tích chính: nguồn lực, chất lượng học thuật, môi trường đào tạo và những trường có chỉ số tác động đối với cộng đồng trên website. (theo Webometrics). Top 100 trường Đại học đáng học nhất Việt Nam: STT Trường Địa phương 1 Đại học Quốc gia Hà Nội  Hà Nội 2 Đại học Bách khoa Hà Nội Hà Nội 3 Học viện Nông nghiệp Việt Nam Hà Nội 4 Đại học Cần Thơ Cần Thơ 5 Đại học Sư phạm Hà Nội Hà Nội 6 Đại học Quốc gia TP HCM TP HCM 7 Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội 8 Đại học Thái Nguyên Thái Nguyên 9 Đại học Bách khoa TP HCM TP HCM 10 Đại học Nông Lâm TP HCM TP HCM 11 Đại học Tôn Đức Thắng TP HCM 12 Đại học Huế Huế 13 Đại học Đà Nẵng Đà Nẵng 14 Đại học Trà Vinh Trà Vinh 15 Đại học Y Hà Nội Hà Nội 16 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông  Hà Nội 17 Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội 18 Đại học Vinh Nghệ An 19 Đại học Quy Nhơn Quy Nhơn 20 Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội 21 Đại học Kinh tế TP HCM TP HCM 22 Đại học CNTT (Đại học Quốc gia TP HCM) TP HCM 23 Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP HCM) TP HCM 24 Đại hoc Duy Tân TP HCM 25 Đại học FPT Hà Nội 26 Đại học Nha Trang Nha Trang 27 Đại học KHTN (Đại học Quốc gia TP HCM) TP HCM 28 Đại học Y Dược TP HCM TP HCM 29 Đại học Công nghệ TP HCM TP HCM 30 Đại học Xây dựng Hà Nội 31 Học viện Kỹ thuật Quân sự Hà Nội 32 Đại học An Giang An Giang 33 Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM TP HCM 34 Đại học Nông lâm Thái Nguyên Thái Nguyên 35 Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Hưng Yên 36 Đại học Hàng hải Việt Nam Hải Phòng 37 Đại học Rmit Hà Nội 38 Đại học Tây Bắc Sơn La 39 Đại học Hoa Sen TP HCM 40 Đại học Y tế công cộng Hà Nội 41 Đại học Dân lập Hải Phòng Hải Phòng 42 Đại học Nguyễn Tất Thành TP HCM 43 Đại học Đà Lạt Đà Lạt 44 Đại học Lạc Hồng Đồng Nai 45 Đại học Hồng Đức Thanh Hóa 46 Đại học Việt Đức TP HCM 47 Đại học Luật TP HCM TP HCM 48 Đại học Sài Gòn TP HCM 49 Đại học Đồng Tháp Đồng Tháp 50 Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia TP HCM) TP HCM 51 Đại học Công nghiệp TP HCM TP HCM 52 Đại học Thương mại Hà Nội 53 Đại học Mở TP HCM TP HCM 54 Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Vĩnh Phúc 55 Đại học Thủy lợi Hà Nội 56 Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên Thái Nguyên 57 Đại học Lâm nghiệp Hà Nội 58 Đại học Điện lực Hà Nội 59 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM 60 Đại học Hồng Bàng TP HCM 61 Đại học Văn hóa Hà Nội Hà Nội 62 Đại học Mở Hà Nội Hà Nội 63 Học viện Ngân hàng Hà Nội 64 Đại học Ngân hàng TP HCM TP HCM 65 Đại học Luật Hà Nội Hà Nội 66 Trung tâm nghiên cứu và phát triển Vi mạch TP HCM 67 Đại học Dược Hà Nội Hà Nội 68 Học viện Tài chính Hà Nội        

Xem chi tiết
Đại học ngoài công lập quyết liệt đòi bình đẳng

Hội nghị các trường đại học ngoài công lập được tổ chức tại TP.HCM ngày 14/4 tại TP.HCM đã xới xáo nhiều vấn đề thời sự của khu vực giáo dục quan trọng này. Những bất cập Một báo cáo khá đầy đủ về hệ thống các trường đại học ngoài công lập do bà Phạm Thị Huyền, đại diện nhóm chuyên gia trình bày đã phác thảo những nét cơ bản trong 20 năm hình thành và phát triển. Đến nay hệ thống này đã có 60 trường, chiếm 25% số trường đại học, có hơn 20 năm phát triển, số sinh viên chiếm tỷ lệ 13,6% trong tổng số sinh viên, năm 2016 đã đóng thuế 111 tỷ đồng, điều đó chứng minh dù còn nhiều vấn đề nhưng các trường ngoài công lập đã có đóng góp tích cực vào hệ thống giáo dục Việt Nam. Tuy vậy, cho đến nay, hệ thống này vẫn đối mặt với nhiều bất cập. Về đội ngũ, gần 80% giảng viên có trình độ cử nhân, thỉnh giảng. Giáo viên có trình độ giáo sư chỉ chiếm 5%, các trường đi vay mượn hoặc liên kết với trường khác để lấy số lượng.  Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ (Ảnh: D.T) Về cơ sở vật chất, cơ sở đào tạo một số trường còn manh mún, phân tán với qui mô nhỏ, nằm rải rác. Có 12/60 trường chưa có đất sở hữu, trong đó 5 trường dù có lịch sử thành lập lâu nhất đang thuê 100% cơ sở đào tạo. Nguồn lực tài chính của các trường ngoài công lập còn hạn chế, học phí là nguồn thu chủ yếu của các trường, chiếm 90% tổng thu của toàn trường. Điều này phản ánh một thực tế là hoạt động của các trường đại học ngoài công lập chủ yếu dựa vào hoạt động đào tạo, hàm chứa rủi ro về tài chính. Một số trường có mâu thuẫn nội bộ. Công tác tuyển sinh của các trường gặp khó khăn tại tất cả các hệ đào tạo một phần do cơ chế, chính sách tuyển sinh, một phần do địa điểm xây dựng trường ở một số địa phương và một phần do uy tín. Hiện nay một số trường không có sinh viên nào, một số trường chỉ có vài trăm sinh viên.  Bên cạnh đó, chương trình đào tạo nặng về lý thuyết, chưa cập nhật kịp với xu thế phát triển của thế giới và chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Gần một nửa số trường không tập trung gì tới nghiên cứu khoa học. Có 51 trường chưa từng thực hiện đề tài nào ở cấp nhà nước. Có 26 trường chưa từng tài trợ hay đầu tư cho thực hiện các đề tài cấp trường, gần như không có nghiên cứu khoa học. Có 34 trường không có bài báo nào trong nước. Các trường tiếp tục đòi bình đẳng công- tư Tại hội nghị, rất nhiều ý kiến từ các trường đòi bình đẳng công- tư trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay, các chính sách về tuyển sinh, đào tạo… Ông Lê Công Cơ, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Duy Tân, Đà Nẵng cho rằng, nội bộ của các trường ngoài công lập đang rộ lên những mâu thuẫn giữa HĐQT và Ban giám hiệu kéo dài nhưng vẫn chưa chuyển được sang loại hình tư thục. Do vậy, cần phải tạo ra môi trường dân chủ ở trường đại học nói chung và trường ngoài công lập nói riêng. Đây là điều để minh bạch hoá, các hoạt động của trường ngoài công lập, đặc biệt là minh bạch công khai hoá về tài chính. Bà Nguyễn Thị Anh Đào, Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học Đông Á (Ảnh: D.T)   Còn ông Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, đề nghị sớm hoàn thiện các cơ chế để các trường phát triển, không đánh đồng các trường với nhau. “Cần phân rõ trường nào làm được, trường nào không, chứ không thể đánh đồng các trường ngoài công lập là không làm được gì. Tại sao các trường công lập không phải đóng thuế, trong khi trường ngoài công lập đóng thuế cả nghìn tỷ đồng”. Ông Sơn đề nghị, Bộ GD-ĐT nên kiến nghị Bộ Tài chính lấy 1.000 tỷ đồng đã được trường ngoài công lập đóng thuế, tái đầu tư vì trường ngoài công lập cũng góp phần đào tạo nhân lực, nhưng không được chi thường xuyên, đầu tư cơ sở vật chất. Bà Nguyễn Thị Anh Đào, Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học Đông Á, Đà Nẵng thì cho rằng, sự đóng góp của các trường ngoài công lập cho xã hội là rất lớn, vì vậy chính phủ không nên để các trường tự bơi mà có chính sách để không phân biệt công-tư. "Chính phủ cân nhắc chiến lược tài chính đầu tư cho giáo dục, không để chúng tôi tự bơi nhưng lại đặt ra chúng tôi phải thể này, thế kia. Riêng phần đóng ngân sách là danh dự nhưng nên để trường tái đầu tư cho chiến lược phát triển đội ngũ, đầu tư thư viện, ký túc xá cho sinh viên các trường ngoài công lập, hiện nay gần như không có”.  Ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương cho rằng, sự yếu kém và một số bất cập còn tồn tại của trường ngoài công lập xuất phát từ sự bất bình đẳng giữa trường công và trường tư.  “Tự chủ là tự chủ luôn, không nửa vời nữa, không bao cấp về cơ sở vật chất nữa. Những gì trường tư làm được thì trường công cũng phải làm. Chúng tôi phải nộp thuế, nhưng không nên để trường công lại lấy thuế chúng tôi để đầu tư cho trường công”- ông Minh đề nghị chỉ cấp ngân sách cho những trường công ở khó khăn. Trầy trật không vì lợi nhuận Theo ông Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng Trường ĐH dân lập Hải Phòng, trường ông từng ba lần gửi hồ sơ xin chuyển đổi từ dân lập sang tư thục không vì lợi nhuận nhưng chưa được đồng ý “98% số người góp vốn chiếm tỷ lệ 86,45 vốn điều lệ của trường đồng ý chuyển sang trường tư thục không vì lợi nhuận, thế nhưng khi làm hồ sơ chuyển đổi thì Bộ không duyệt vì theo qui định phải chuyển sang trường tư thục trước. Đây là điều phi lý vì lẽ ra thành lập trường tư vì lợi nhuận phải khó khăn hơn không vì lợi nhuận mới phải, đằng này thì ngược lại" – ông Nghị bức xúc. (Ảnh: D.T) Ông Lê Công Cơ, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Duy Tân, Đà Nẵng lại cho rằng, đối với vấn đề đại phi lợi nhuận là chưa phù hợp vì hiện nay chưa có Mạnh Thường Quân nào có thể bỏ tiền ra để hỗ trợ kinh phí đào tạo không vì lợi nhuận.  Ông Đào Trọng Thi, Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên Thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng, nhà nước không có khái niệm trường đại học vì lợi nhuận, mà tất cả đều không vì lợi nhuận nhưng ở các mức độ khác nhau.  “Mức độ đầu tiên là các trường tư thục để 25% lợi nhuận tái đầu tư nhà trường, thành tài sản chung. Mức độ thứ hai là trường đại học không vì lợi nhuận tức là không chia cổ tức hoặc chia cổ tức ở bằng trái phiếu chính phủ. Loại hình thức ba là phi lợi nhuận hoàn toàn. Cần phân biệt ba loại hình này để có chính sách đối xử, khuyết khích phát triển khác nhau”. Một đại diện khác phản bác, “khái niệm phi lợi nhuận, không vì lợi nhuận phải được thực tế chấp nhận chứ không phải áp đặt. Việc tài sản dùng chung là như thế nào, vì tài sản dùng chung cũng có thể gây mâu thuẫn rất lớn. Hơn nữa nếu tài sản này lớn thì các nhà đầu tư cũng không còn thiết tha đầu tư nữa”. Sẽ đóng cửa trường ngoài công lập nếu không chịu phát triển Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, dù còn nhiều vấn đề nhưng các trường đã có đóng góp tích cực vào hệ thống giáo dục Việt Nam. Vì vậy cần nhìn một cách công tâm vai trò của các nhà đầu tư, dù lợi nhuận hay không vì lợi nhuận trong việc đóng góp hơn 200.000 sinh viên, đóng thuế hàng tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hàng ngàn giáo viên. Ngay sau hội nghị, Bộ GD-ĐT sẽ rà soát và tiếp tục rà soát các quy định đã có căn cứ thực tế hoạt động của các trường để điều chỉnh các quy định, đồng thời đề xuất Chính phủ sửa đổi Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học. Trong đó, sẽ làm rõ mô hình giáo dục đại học lợi nhuận, không vì lợi nhuận, phi lợi nhuận, đề xuất cơ chế chính sách tạo cơ hội nhà đầu tư, tăng cường kiểm soát chất lượng, để đảm bảo sự bền vững nhà trường. Đồng thời, điều chỉnh cơ chế chính sách tạo sự bình đẳng, tạo cơ hội cho các ngoài công lập được tiếp cận vốn, đất đai, thuế, học bổng sinh viên, nguồn lực giáo viên. Xem xét chấp thuận đề xuất tự chủ mở ngành của trường ngoài công lập nhưng phải đảm bảo chất lượng. Ông Nhạ lưu ý các trường đại học ngoài công lập khi đặt vấn đề bình đẳng giữa công lập và tư lập phải xem xét cụ thể vì mỗi mô hình ngoài cung cấp nguồn nhân lực cho kinh tế, còn có trách nhiệm khác nhau, đặc biệt là đại học quốc gia.  Dù công lập hay tư lập, Bộ rất ủng hộ về cách tiếp cận tài chính, đó chuyển từ cấp theo đầu sinh viên sang ưu tiên cấp đặt ngành để sinh viên lựa chọn. Bộ sẽ kiến nghị Chính phủ có chính sách ưu đãi cho các trường ngoài công lập được tiếp cận nguồn vốn như các trường công lập. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, bên cạnh những thành tựu sau 20 năm, cũng cần thẳng thắn nhìn vào những bất cập của hệ thống các trường ngoài công lập như: nhiều trường quy mô nhỏ; các hoạt động chưa đồng bộ, chủ yếu tập trung đào tạo; tài chính các trường ngoài công lập chủ yếu dựa vào đầu tư ban đầu của nhà đầu tư và thu học phí từ sinh viên… Cùng với sự thay đổi của chính sách vĩ mô, các trường ngoài công lập phải thay đổi, rà soát lại chiến lược phát triển. “Các trường ngoài công lập phải rà soát lại chất lượng, đối chiếu với cam kết ban đầu để có kế hoạch cụ thể. Nếu không tự thân phát triển, Bộ sẽ yêu cầu thanh tra hoạt động của trường. Trường nào không thực hiện cam kết sẽ đóng cửa hoặc sáp nhập”- ông Nhạ nhấn mạnh. //vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/dai-hoc-ngoai-cong-lap-khong-the-danh-dong-tu-chu-nua-voi-366921.html     //vietnamnet.vn

Xem chi tiết