Nhằm thực hiện theo đề án đổi mới của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, đồng thời áp dụng phương pháp giảng dạy mới cho sinh viên, ngày 19.03.2017, Phòng Quan hệ Doanh nghiệp và Đào tạo Kỹ năng phối hợp cùng giảng viên Khoa Thực phẩm, Môi trường, Điều dưỡng đã tổ chức chuyến tham quan cho sinh viên lớp 16DMT1 đi thực tế tại Rừng Trị An-Chiến khu D và hồ Trị An.
Điểm dừng chân tập trung đầu tiên của đoàn đó rừng Trị An-Chiến khu D, tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Tại đây, các bạn sinh viên đã được các anh chị hướng dẫn viên của Khu bảo tồn Thiên nhiên và Văn hóa tỉnh Đồng Nai, giới thiệu về con đường hoa 27 km; được chia sẻ những kiến thức về vai trò của tài nguyên rừng đối với con người và môi trường, về các loại hệ thực vật và động vật đặc trưng tại đây như cây tung, cây xăng ớt, cây dầu…. Các bạn sinh viên được trải nghiệm cảm giác đi bộ băng rừng 10km, hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên, cảm nhận được không khí trong lành của khu bảo tồn thiên nhiên.
Xuất phát tại DNTU
Trải nghiệm cảm giác đi bộ 10 km xuyên rừng
Cùng tìm hiểu các loại thực vật phong phú trong rừng
Rời Rừng Trị An-Chiến khu D, các bạn sinh viên DNTU cùng lên tàu để di chuyển qua Đảo Ó trên hồ Trị An. Từng lớp sóng mơn man, những hòn đảo lớn nhỏ hiện ra rồi mất hút sau đuôi tàu. Với diện tích mặt nước là 323 km2, hồ thủy điện Trị An có vai trò chính là cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An và góp phần điều tiết nước cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai.
Lên tàu ra Đảo Ó
Đảo Ó là một trong gần 40 hòn đảo lớn nhỏ của hồ Trị An. Đảo được ví như viên ngọc xanh với cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp và nét bình yên giữa lòng hồ Trị An. Hiện nay, Đảo Ó đang được Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Cường Thuận IDICO đầu tư, tôn tạo các hạng mục cần thiết để phục vụ khách du lịch tốt hơn.
Một góc Đảo Ó
Chuyến tham quan kết thúc khi chiều muộn. Các bạn sinh viên đã có được một chuyến đi thực tế vô cùng ý nghĩa. Những thông tin và kiến thức có được sẽ làm dày thêm hành trang của họ trong tương lai. Tin rằng, các bạn sẽ có được những ý tưởng, giải pháp để bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường. danh sách nhận thấy chuyến đi cũng giúp sinh viên lớp 16DMT1- sinh viên năm thứ nhất ngành môi trường, có cái nhìn rõ ràng hơn về ngành học của bản thân, giúp các em nâng cao tinh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau và làm việc nhóm.
Ngô Tuyết Lan (Phòng Truyền thông)
Sáng ngày 10/6/2017, tại hội trường Trung tâm Tích hợp, trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai, khoa Thực phẩm - Môi trường & Điều dưỡng phối hợp với Viện Đào tạo Nhân lực và Hợp tác quốc tế (INTIC) đã tổ chức buổi hội thảo “An toàn, Sức khỏe và Môi trường sống”. Hội thảo nhằm mục đích báo cáo tổng hợp các vấn đề môi trường mà con người đang phải đối mặt, phân tích nguyên nhân và thiệt hại của những sự cố điển hình về an toàn, sức khỏe và môi trường sống, cũng như cách khắc phục, giải quyết; đồng thời định hướng tương lai cho sinh viên đang theo học các ngành: thực phẩm, hóa học, môi trường, sinh học, điều dưỡng và xét nghiệm y khoa. Sáng ngày 10/6/2017, tại hội trường Trung tâm Tích hợp, trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai, khoa Thực phẩm - Môi trường & Điều dưỡng phối hợp với Viện Đào tạo Nhân lực và Hợp tác quốc tế (INTIC) đã tổ chức buổi hội thảo “An toàn, Sức khỏe và Môi trường sống”. Hội thảo nhằm mục đích báo cáo tổng hợp các vấn đề môi trường mà con người đang phải đối mặt, phân tích nguyên nhân và thiệt hại của những sự cố điển hình về an toàn, sức khỏe và môi trường sống, cũng như cách khắc phục, giải quyết; đồng thời định hướng tương lai cho sinh viên đang theo học các ngành: thực phẩm, hóa học, môi trường, sinh học, điều dưỡng và xét nghiệm y khoa. Viện đào tạo và nhân lực và hợp tác quốc tế tại TP.HCM Viện Đào tạo Nhân lực và Hợp tác Quốc tế tại TP.HCM là một trong những Viện hàng đầu về đào tạo và tư vấn các kiến thức về Quản lý Chất lượng, các Hệ thống Tiêu chuẩn Quốc tế: ISO 9001, ISO14001, ISO 22000 & HACCP, OHSAS 18001, … Ngoài ra, Viện còn đào tạo các nghiệp vụ về Môi trường, Nghiệp vụ kinh tế, Kỹ năng quản lý, các chứng chỉ tin học, ngoại ngữ,… Biểu diễn văn nghệ chào mừng hội thảo của sinh viên khoa TP-MT&ĐD TS. Trần Đức Thuận - Phó Hiệu trưởng phát biểu tại buổi hội thảo Buổi hội thảo diễn ra với ba tham luận của ba chuyên viên đến từ INTIC, đặc biệt có ý nghĩa đối với tất cả các sinh viên đang theo học các ngành thực phẩm, hóa học, môi trường, sinh học, điều dưỡng và xét nghiệm y khoa tại khoa TP-MT& ĐD của trường ĐH Công nghệ Đồng Nai. Đầu tiên là tham luận về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm do thầy ThS. Đặng Thái Hoàng - Giám đốc Chi nhánh - Công ty TNHH TM DV Minh Nam (nguyên PGĐ Nhà máy - Công ty CP TP Kinh Đô Sài Gòn) trình bày. ThS.Đặng Thái Hoàng nhấn mạnh công cụ hữu hiệu và có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đó là HACCP và ISO 22000 : 2005. HACCP là cụm từ viết tắt “Hazard Analysis Critical Control Point”, có nghĩa là “Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn”; hay được hiểu là “Hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu, trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm”. hệ thống này được xem là công cụ phân tích nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm. Và là phương pháp hiệu quả được sử dụng toàn cầu nhằm giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống nhận diện, ngăn ngừa những mối nguy thực phẩm và thỏa mãn những yêu cầu luật định. Hệ thống HACCP có khả năng kiểm soát và giảm thiểu được những rủi ro cho an toàn thực phẩm trong tất cả các công đoạn chế biến, kể từ lúc bắt đầu là nguyên, vật liệu, cho đến những bước cuối cùng như đóng gói, lưu kho, bảo quản và phân phối sản phẩm. HACCP đã thực sự trở thành một hệ thống an toàn thực phẩm hoàn chỉnh cho các phương pháp kiểm tra truyền thống, vì HACCP chú trọng đến kiểm soát quá trình, chứ không chỉ đơn thuần là kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng. ISO 22000:2005, là bộ tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành nhằm xây dựng hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm có phạm vi áp dụng mang tính quốc tế, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu. Điểm khác biệt giữa ISO 22000:2005 và HACCP là ISO 22000:2005 qui định thêm các yêu cầu về Hệ thống quản lý với cấu trúc tương tự ISO 9001, điều này giúp tăng độ tương thích giữa ISO 22000 và ISO 9001 (ISO 22000 không phải là tích hợp của ISO 9001 và HACCP). ThS. Đặng Thái Hoàng - Giám đốc Chi nhánh - Công ty TNHH TM DV Minh Nam Tham luận thứ 2 do KS Tạ Văn Vời - giảng viên Viện INTIC trình bày, trong tham luận, KS Vời đã nêu ra những con số thống kê các vụ tai nạn lao động, cũng như nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Ông nhấn mạnh: để hạn chế được các tai nạn thì công cụ hữu hiệu là áp dụng OHSAS 18001:2007 (Tiêu chuẩn về Hệ thống Quản lý An toàn Sức khỏe Nghề nghiệp). Tiêu chuẩn OHSAS 18001:20007 đưa ra những yêu cầu như một khuôn khổ cho một Hệ thống Quản lý An toàn Sức khỏe Nghề nghiệp cho một tổ chức. Tiêu chuẩn này cũng được sử dụng cho mục đích đánh giá chứng nhận phù hợp và cấp giấy chứng nhận phù hợp cho một Hệ thống Quản lý An toàn Sức khỏe Nghề nghiệp. KS. Tạ Văn Vời trình bày tham luận Tham luận cuối cùng do ThS.Trương Văn Cương - Phó Trưởng Khoa - Phụ Trách Khoa HSE (INTIC), trình bày về hiện trạng môi trường và giải pháp. Thạc sĩ nhấn mạnh 3 nguyên nhân làm thay đổi môi trường sống bao gồm: Gia tăng dân số , Tăng dân số thuộc tầng lớp trung lưu và Đô thị hóa; đồng thời chúng ta đang phải đối mặt với 3 vấn đề phổ biến đó là sự nóng lên của Trái Đất, sự ô nhiễm biển và đại dương cùng với sự hoang mạc hóa. ThS chia sẻ, để tiếp tục thực hiện thắng lợi những mục tiêu bảo vệ môi trường trên quan điểm phát triển bền vững và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung giải quyết triệt để những vấn đề cấp bách hiện nay. Đặc biệt, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, chuẩn bị cơ sở pháp lý cho ứng phó với biến đối khí hậu theo hướng thống nhất, công bằng, hiện đại và hội nhập, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, đất nước ta đang có những áp lực to lớn về ô nhiễm môi trường, đang có rất nhiều công cụ kiểm soát ô nhiễm trong quá trình phát triển kinh tế, trong đó Hệ Thống Quản lý Môi trường ISO 14001:2015 đang là công cụ rất phổ biến trên thế giới. Khi áp dụng công cụ này, doanh nghiệp có thể phát triển, tăng gia sản xuất, nhưng vẫn có thể bảo vệ môi trường; mang lại những lợi ích về kinh tế, xã hội, đặc biệt là về hình ảnh công ty. Với những lợi ích mà công cụ này mang lại, nếu nó được sử dụng rộng rãi trong tất cả các doanh nghiệp thì vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ được cải thiện đáng kể. Và các bạn sinh viên môi trường sẽ là cầu nối mang hệ thống ISO 14001:2015 đến các doanh nghiệp để hướng tới nền kinh tế bền vững - thân thiện với môi trường. Buổi hội thảo đã đem đến cho giảng viên và sinh viên khoa Thực phẩm - Môi trường & Điều dưỡng nhiều kiến thức bổ ích và xác định được các công cụ hữu hiệu trong quản lý nhằm đem đến sự an toàn và sức khỏe cũng như một môi trường sống lành mạnh thân thiện. Sinh viên khoa TP-MT&ĐD được viện trưởng Nguyễn Doãn Tuấn(bìa phải) và viện phó (bìa trái) viện INTIC trao các suất học đào tào các chứng chỉ HACCP, OHSAS 18001 Viện trưởng viện INTIC (bìa phải) tặng hoa cho lãnh đạo trường và lãnh đạo Khoa Lãnh đạo Viện tặng quà cho lãnh đạo Khoa Thầy cô khoa TP-MT&ĐD chụp hình kỉ niệm với Viện INTIC và sinh viên của Khoa Trần Thị Hà – Giảng viên Khoa TP-MT-ĐD
Xem chi tiếtRa đời từ năm 2007 tại Sydney, Giờ trái đất đang trở thành chiến dịch toàn cầu với sự tham gia của hơn 150 quốc gia trên toàn thế giới. Mọi người cùng nhau tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ vào lúc 20h30 đến 21h30 (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 03 hàng năm. Giờ Trái đất không chỉ dừng lại ở hành động tắt đèn, mà đây là chiến dịch trong đó tất cả mọi người trên thế giới cùng nhau đoàn kết và thể hiện họ có thể làm gì trong suốt cả năm để bảo vệ hành tinh. Năm 2009, Việt Nam lần đầu tiên tham gia chiến dịch toàn cầu - Giờ Trái Đất năm với mục đích chung tay giải quyết những vấn đề liên quan đến năng lượng, biến đổi khí hậu và giáo dục người dân ý thức tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường. Hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2017, CLB Môi trường mết Foot Print Team – DNTU của Khoa Thực phẩm, Môi trường và Điều dưỡng đã tổ chức cuộc thi Giờ Trái đất với Chủ đề “Các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt và sản xuất” cho các bạn sinh viên ngành Môi trường, vào ngày 25/03/2017, với Hội đồng giám khảo là các thầy cô của Khoa Thực phẩm, Môi trường và Điều dưỡng. Tại cuộc thi, các em sinh viên đã đưa ra rất nhiều ý tưởng và giải pháp thiết thực để tiết kiệm năng lượng trong thực tế (sinh hoạt hoặc sản xuất). Các em cũng thể hiện tiếng nói và lời kêu gọi mọi người TẮT ĐÈN, BẬT TƯƠNG LAI, chung tay bảo vệ môi trường thông qua các bức tranh cổ động tuyên truyền các giải pháp tiết kiệm năng lượng, cùng nhau có những hành động nhỏ nhưng ý nghĩa lớn như không nên sử dụng các sản phẩm bóng đèn dây tóc, thay vào đó, hãy sử dụng các loại đèn halogen hiệu năng hay đèn huỳnh quang compact; để nhiệt độ ở mức trên 25 độ C, nên tắt máy tính khi không có ý định dùng trong vòng 15 phút trở lên, sử dụng các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường… Đặc biệt, trung tâm dạy tiếng anh giao tiếp tại nhà tphcm hội đồng giám khảo đánh giá cao những sản phẩm tái chế từ vỏ chai nhựa. Những vỏ chai nhựa sau khi bị loại bỏ sẽ rất khó phân hủy, tiềm ẩn mối nguy hiểm đối với sức khỏe con người, ngoài ra còn tác động xấu đến môi trường, đã được các bạn sinh viên tái chế thành những vật dụng hữu ích như thùng đựng rác, bình hoa, dụng cụ cắm bút và bàn chải đánh răng,… Với ý tưởng này, các em đang ấp ủ dự định trong tương lai là sẽ tận dụng các vỏ chai nhựa trong Trường để làm thành các vật dụng có ích có thể sử dụng được tại DNTU. Các sản phẩm từ vỏ chai nhựa Sinh viên lớp 14DQM1 trình bày ý tưởng dự thi Vẽ tranh cổ động tiết kiệm năng lượng của lớp 16DMT1 Các bạn sinh viên tham gia thảo luận Trao giải thưởng cho các đội tham dự Kết thúc cuộc thi, Hội đồng giám khảo đã trao các giải nhất, nhì, ba cho tập thể lớp Qua cuộc thi, các bạn sinh viên ý thức hơn về vấn đề bảo vệ môi trường. Mọi người đều hiểu rằng, mỗi hành động nhỏ của chúng ta hôm nay sẽ mang đến ý nghĩa lớn góp phần thay đổi nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần gìn giữ nguồn tài nguyên tự nhiên không chỉ cho chúng ta hôm nay, mà còn cho các thế hệ tương lai của đất nước. Bên cạnh đó đây cũng là dịp để các em có thể giao lưu, học hỏi lẫn nhau, tiếp cận thêm các kiến thức chuyên môn cũng như các kĩ năng mềm khác. Ngô Tuyết Lan (Phòng Truyền thông)
Xem chi tiếtChiều 14-10-2017, Khoa Thực phẩm, Môi trường và Điều dưỡng, Phòng Quan hệ doanh nghiệp và đào tạo kỹ năng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai kết hợp với Công ty Nestle Việt Nam đã tổ chức chương trình tìm hiểu “Công nghệ sản xuất cà phê tại Công ty Nestle Việt Nam” tại DNTU Có 300 sinh viên tham gia chương trình này. Chương trình nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên ngành về công nghệ sản xuất cà phê tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Đại diện Công ty Nestle Việt Nam đã trình bày về quy trình công nghệ sản xuất cà phê khép kín: Nguyên liệu sản xuất cà phê rang xay - phương pháp sơ chế ướt - phương pháp sơ chế khô - phân loại và trích, tách tạp chất -làm sạch cà phê nguyên liệu - Rang cà phê - Phối trộn cà phê - Nghiền cà phê... Sau phần trình bày của Công ty Nestle Việt Nam, nhiều câu hỏi được sinh viên đặt ra để hiểu rõ hơn về quy trình công nghệ tiên tiến của Công ty Nestle Việt Nam. đây là một trong những hoạt động thường xuyên được trường Đại học Công nghệ Đồng Nai phối hợp tổ chức với các doanh nghiệp để sinh viên có điều kiện tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế. Công ty Nestle Việt Nam là một trong những doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai trong việc cố chương trình giảng dạy phù hợp với doanh nghiệp cũng như là nơi tiếp nhận sinh viên ra trường. Đại diện Công ty Nestle Việt Nam đã trình bày về quy trình công nghệ sản xuất cà phê Sinh viên chăm chú nghe Đại diện Công ty Nestle Việt Nam đã trình bày về quy trình công nghệ sản xuất cà phê Ngô Thị Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtNhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học, tạo mối liên kết giữa sinh viên và nhà trường đồng thời giải đáp các thắc mắc, kiến nghị của sinh viên, ngày 10/6/ và ngày 12/6 vừa qua, trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tổ chức chương trình Hiệu trưởng gặp sinh viên DNTU
Xem chi tiếtSáng ngày 13 tháng 6 vừa qua, Hội đồng khoa học cấp trường tham gia thẩm định đề tài cấp trường với đề tài: “Thiết kế chế tạo thiết bị Composter”. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Quách An Bình thuộc Khoa Thực phẩm – Môi trường – Điều dưỡng.
Xem chi tiếtTrong những ngày đầu tiên của năm mới 2018, cùng với sự kiện sẵn sàng cho đợt kiểm định đánh giá ngoài của Bộ GD-ĐT tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai từ 17-21/1/2017, thì hoạt động động hợp tác quốc tế của nhà trường cũng diễn ra rất sôi động với các đoàn quốc tế đến thăm, làm việc và giao lưu. Chiều ngày 2/1, ngay sau ngày đầu năm mới 2018, DNTU đã vui mừng đón đoàn PAS Hàn Quốc với 27 thành viên đến “xông đất”. Đây là lần thứ hai cán bộ, giảng viên và sinh viên DNTU được đón các sinh viên Hàn Quốc. Sự bỡ ngỡ của các những người bạn đến từ Hàn Quốc với những người bạn chủ nhà Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã tan biến, thay vào đó là sự thân thiện, cởi mở dành cho nhau. Lễ khai mạc chào đón đoàn PAS Trong những ngày qua Đoàn PAS đã tiến hành các hoạt động giao lưu văn hóa và trao đổi ngôn ngữ với các bạn trẻ sinh viên nhà trường các hoạt động như: Dạy lớp tiếng Hàn, Giáo dục Sức khỏe và Nghệ thuật, Giáo dục thể chất (Vox thuật, Yoga, Kpop..), tô chữ các trò chơi...Thời gian giao lưu trao đổi kéo dài đến ngày 23/1/2018 Các hoạt động giao lưu, học tập của đoàn PAS tại DNTU Trong khi đó sáng ngày 6/1/2018, TS.Trần Đức Thuận, Phó Hiệu trưởng nhà trường tiếp đón và làm việc với đại diện Trường Đại học Niagara (Hoa Kỳ). Chào mừng bà Deborah Curtis tới thăm và làm việc, TS.Trần Đức Thuận giới thiệu đôi nét về nhà trường. TS.Trần Đức Thuận chia sẻ, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai luôn xác định mở rộng hợp tác quốc tế, hội nhập giáo dục toàn cầu là một trong những chiến lược hàng đầu đặc biệt quan trọng của trường. Qua đó cũng mong muốn hai bên cần thảo luận cụ thể hơn nữa về chương trình học, đồng thời uỷ quyền cho Khoa Quản trị, Ngôn ngữ Anh phối hợp cùng Phòng Hợp tác Quốc tế tiếp tục triển khai đàm phán và xây dựng chương trình hay nhất Hình ảnh đại diện Trường Đại học Niagara (USA) làm việc tại DNTU Còn mới đây nhất, vào chiều ngày 8/1/2018 Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá, Thể Thao Uy Tín Nhất Việt Nam đã vui mừng chào đón 23 thành viên đến từ Trường Đại học Rangsit, Bangkok - Thái Lan RSU (thành viên Hiệp hội Hành trình đến ASEAN (P2A) sang tham quan giao lưu văn hóa. Trường Đại học Rangsit, Bangkok - Thái Lan sẽ có 5 ngày giao lưu tại DNTU (từ ngày 8 đến 12/1/2018) Đoàn Trường Đại học Rangsit (Thái Lan) tham gia các hoạt động giao lưu tại DNTU Hòa chung trong những hoạt động hợp tác quốc tế sôi động, Phòng Truyền thông phối hợp với Đoàn Thanh niên tổ chức giao lưu ẩm thực Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam tại DNTU vào trưa ngày 12/1/2018. đây là hoạt động văn hóa ý nghĩa, giúp sinh viên các nước không chỉ có điều kiện kết bạn, giao lưu văn hóa mà còn được tham gia nấu ăn và thưởng thức món ăn từ các bạn sinh viên đến từ Hàn Quốc, Thái Lan và chủ nhà Việt Nam. Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtKhi nhu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng ngày càng gia tăng, Điều dưỡng trở thành một ngành độc lập, phát triển song hành cùng các ngành khác trong khối ngành khoa học sức khỏe.
Xem chi tiếtNgày 18/7 vừa qua, 50 sinh viên Khoa Thực phẩm, Môi trường và Điều dưỡng trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã có chuyến tham quan Địa Đạo Củ Chi thuộc huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
Xem chi tiếtNhằm giúp các bạn sinh viên tiếp cận thực tế bên cạnh kiến thức chuyên môn được học tại trường, sáng ngày 9/12 vừa qua, 100 sinh viên ngành Công Nghệ Thực phẩm thuộc Khoa Thực phẩm, Môi trường & Điều dưỡng, trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã có chuyến tham quan Công ty Ajinomoto
Xem chi tiết