Sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng tối đa 3 lần là một trong những điểm mới ở mùa tuyển sinh năm 2021 so với năm 2020.
Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư 16/2021/TT-BGDĐT sửa đổi một số nội dung của quy chế tuyển sinh ĐH. Ngoài việc cập nhật nội dung các quy định phù hợp với một số văn bản luật, dưới luật đã đã có hiệu lực, thông tư đưa vào quy chế có một số điểm mới thay đổi so với năm 2020.
Trong đó, đáng chú ý có quy định về việc thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng như thế nào sau khi các em biết điểm thi tốt nghiệp THPT. Cụ thể, sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển 3 lần trong thời gian quy định, bằng phương thức trực tuyến. Quy định này trước đây đã được Bộ GD-ĐT đề cập nhiều lần, nhưng bây giờ mới được chính thức đưa vào quy chế qua Thông tư 16.
Thông tư 16 cũng bổ sung phương thức thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng xét tuyển sinh ĐH, CĐ bằng hình thức trực tuyến; quy định cụ thể việc các trường ngoài giấy chứng nhận kết quả thi THPT, không được dùng bất cứ một hình thức nào khác để thay thế giấy chứng nhận xác định nhập học.
Theo đó, thí sinh xác nhận nhập học vào cơ sở đào tạo đã trúng tuyển trong thời hạn quy định bằng cách chỉ gửi bản chính giấy chứng nhận kết quả thi (đối với thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT của năm tuyển sinh) đến cơ sở đào tạo bằng hình thức trực tiếp hoặc bằng hình thức thư chuyển phát nhanh, thí sinh đã xác nhận nhập học thì không được tham gia xét tuyển ở các cơ sở đào tạo khác.
Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học thông qua việc chỉ nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả thi (đối với thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT của năm tuyển sinh) vào cơ sở đào tạo trong thời hạn do cơ sở đào tạo quy định. Quá thời hạn này, thí sinh không xác nhận nhập học được hiểu là từ chối nhập học và cơ sở đào tạo được xét tuyển thí sinh khác; thí sinh đã xác nhận nhập học thì không được tham gia xét tuyển ở các cơ sở đào tạo khác.
Hội đồng tuyển sinh của cơ sở đào tạo gửi giấy thông báo thí sinh trúng tuyển nhập học khi thí sinh đã đáp ứng đủ các điều kiện trúng tuyển theo quy định của quy chế và quy định của cơ sở đào tạo trong đó ghi rõ những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học. Cơ sở đào tạo chỉ được sử dụng bản chính giấy chứng nhận kết quả thi THPT làm căn cứ xác nhận nhập học (đối với thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT của năm tuyển sinh).
Theo Báo Thanh niên
Vì tình hình dịch Covid-19 nên nhiều trường THPT chưa cấp Học bạ (HB) hoặc Giấy Chứng nhận tốt nghiệp (CNTN) THPT cho HS để nộp xét tuyển vào DNTU, vậy thí sinh muốn đăng ký xét học bạ trực tuyến thì làm gì để được xét tuyển học bạ trực tuyến? Các bước dành cho thí sinh chưa nhận được Học bạ THPT: Bước 1. Tra cứu kết quả học tập lớp 12 tại trang: //tracuu.vncaligiana.com/so-lien-lac/ Bước 2. Chụp màn hình kết quả học tập 12 (có điểm các môn trong tổ hợp cần xét của ngành). Các bước dành cho thí sinh chưa nhận được Giấy CNTN THPT: Bước 3. Truy cập trang: //thisinh.thithptquocgia.caligiana.com để tra cứu điểm thi THPT. Bước 4. Chụp màn hình gồm: SBD, Tên, ngày sinh, CMND, cụm thi, kết quả các môn thi. Bước 5. Truy cập trang //thptquocgia.caligiana.com/tinhdiem/ để tính điểm tốt nghiệp bằng cách điền điểm vào các ô trống (Toán, Văn, Anh, TH1, TH2, TH3 là Điểm thi các môn bắt buộc và điểm thi từng môn thành phần trong tổ hợp KHXH hoặc KHTN; TB là Điểm TBCN lớp 12; KK: Điểm Khuyến khích, ƯT: Điểm ưu tiên) Chọn “TÍNH” để xem được Kết quả đã đậu Tốt nghiệp THPT Bước 6. Chụp màn hình bảng thông báo Kết quả Điểm xét tốt nghiệp Bước 7. Truy cập trang //xetonline.caligiana.com và điền/chọn thông tin vào các ô trống, cũng như đính kèm hình chụp màn hình tại các Bước 2, 4, 6 trong quá trình đăng ký điền thông tin. Xem Hướng dẫn xét học bạ trực tuyến tại: //www.caligiana.com/4/13122/DNTU-Huong-dan-thi-sinh-xet-hoc-ba-truc-tuyen.html (Trong 24h, thí sinh có thể xem KQ và Giấy báo nhập học tại trang //xetonline.caligiana.com) *Lưu ý: Nếu thí sinh đã có HB để ĐK thì bỏ qua Bước 1 và 2. Nếu thí sinh đã có Giấy CNTN (Hoặc hình scan/ hình chụp) từ Trường THPT thì bỏ qua Bước 3, 4, 5, 6. Nếu thí sinh đã có HB, Giấy CNTN thì đăng ký xét trực tuyến bình thường. Tại Bước 7 thì đính kèm hình scan/ hình chụp Giấy CNTN đã có. Nếu thí sinh đã đăng ký xét tuyển mà chưa nộp HB và Giấy CNTN thì gửi các hình chụp màn hình tại B2, B4, B6 qua Zalo 0904.39.77.33. Thí sinh tự chịu trách nhiệm về tính chính xác nội dung cung cấp khi đăng ký xét tuyển. Mẫu Giấy CNTN năm 2021: CÁC THẮC MẮC CẦN GIẢI ĐÁP LIÊN QUAN ĐẾN TUYỂN SINH, VUI LÒNG LIÊN HỆ: Bộ phận Tư vấn Tuyển sinh – Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá, Thể Thao Uy Tín Nhất Việt Nam Địa chỉ: Nguyễn Khuyến, KP5, P. Trảng Dài, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai Điện thoại: (0251) 261 2241 - (0251) 399 8285 Hotline: 0986.39.7733 - 0904.39.7733 E-mail: [email protected] Website: //caligiana.com ; //ts.caligiana.com; Fanpage: Đại học Công nghệ Đồng Nai Chúc các bạn thành công ! PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtSáng nay, 12-7, Bộ GD-ĐT đã công bố ngưỡng điểm tối thiểu để xét tuyển ĐH năm 2017. Theo đó, điểm sàn xét tuyển đại học năm 2017 là 15,5 điểm tất cả các tổ hợp. So năm ngoái điểm sàn tăng 0,5 điểm. Thí sinh dự thi tổ hợp môn khoa học tự nhiên kỳ thi THPT quốc gia 2017 tại điểm thi trường THCS Mạch Kiếm Hùng, Q.5, TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG Ngưỡng điểm trên là tổng điểm 3 môn thi THPT quốc gia năm 2017, không nhân hệ số, chưa tính điểm ưu tiên khu vực và đối tượng. Một số trường xét tuyển bằng các tổ hợp môn thi khác sẽ được Hội đồng đưa ra nguyên tắc chung để thực hiện. Sau khi có điểm sàn do Bộ GD-ĐT công bố, các trường đại học đưa ra mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển. Các thí sinh được phép thay đổi nguyện vọng xét tuyển trên hồ sơ xét tuyển từ ngày 15-7. Ngày 1-8, các trường ĐH sẽ công bố danh sách trúng tuyển. Năm 2016, điểm sàn xét tuyển ĐH áp dụng chung cho tất cả các khối A,A1,B,C,D là 15. Theo đó Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá, Thể Thao Uy Tín Nhất Việt Nam dự kiến công bố điểm chuẩn bằng với điểm sàn xét tuyển Đại học 2017: 15,5 điểm Nguồn: //tuyensinh.tuoitre.vn/tin/20170712/nguong-diem-xet-tuyen-dai-hoc-2017-155-diem/1350505.html
Xem chi tiếtBộ TT&TT phát hành "Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT" Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với các chuyên gia đầu ngành từ các trường Đại học, doanh nghiệp xây dựng “Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT”. Đây sẽ là cuốn sách gối đầu nằm, là kim chỉ nam cho những bạn trẻ có niềm đam mê bất tận dành cho lĩnh vực công nghệ, một sân chơi chỉ dành cho người dũng cảm. Cuốn tài liệu cũng sẽ giúp các bạn trẻ tự tin vạch ra những bước đi đúng đắn, ra quyết định sáng suốt trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp của mình. Chúng ta đang sống trong thời kỳ của kỷ nguyên kỹ thuật số gắn liền với những đột phá về công nghệ, trong đó công nghệ thông tin (CNTT) đóng vai trò là công nghệ cốt lõi. CNTT không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là động lực quan trọng để giúp các ngành khác phát triển. Trong tương lai, cách sống, làm việc, sản xuất của con người sẽ được thay đổi mạnh mẽ. Công nghệ mới sẽ sắp xếp lại thị trường lao động, nhiều việc làm truyền thống sẽ mất đi, nhiều công việc mới, cơ hội mới sẽ xuất hiện thay thế. Vậy cần phải chuẩn bị những gì để đáp ứng với những cơ hội và thử thách mới? Ai trong chúng ta cũng có ước mơ, hoài bão riêng. Để đạt được những mục tiêu ấy, bạn cần phải nỗ lực rất nhiều trên hành trình làm giàu vốn kiến thức của bản thân, để chọn ra một hướng đi đúng đắn nhất, hiện thực hóa ước mơ, hoài bão làm chủ công nghệ của CNTT Việt Nam. Thấu hiểu những trăn trở ấy, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với các chuyên gia đầu ngành từ các trường Đại học, doanh nghiệp xây dựng “Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT”. Đây sẽ là cuốn sách gối đầu nằm, là kim chỉ nam cho những bạn trẻ có niềm đam mê bất tận dành cho lĩnh vực công nghệ, một sân chơi chỉ dành cho người dũng cảm. Cuốn Tài liệu sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nghề CNTT bằng các mô tả chi tiết về công việc chuyên môn của từng vị trí cụ thể, những đòi hỏi về kiến thức, kỹ năng và những tố chất cá nhân tương ứng để nhanh chóng thành công trong công việc. Song song đó, Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT còn cập nhật những tiến bộ công nghệ trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu lớn (Big data), Internet vạn vật (IoT), thực tế ảo (VR/AR), điện toán đám mây (cloud computing)... Qua đó, cuốn tài liệu sẽ giúp bạn tự tin vạch ra những bước đi đúng đắn, ra quyết định sáng suốt trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp của mình. Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Nhóm tác giả hi vọng "Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT" sẽ hữu ích cho các bạn trẻ yêu thích sự năng động, nhạy bén với những điều mới mẻ và luôn khao khát đón đầu xu hướng công nghệ của thời đại, nhưng vẫn còn đang phân vân trước rất nhiều ngã rẽ trong cuộc sống. Xem chi tiết Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT, tại đây./. Theo - (Mic.gov.vn) -
Xem chi tiếtThông báo tuyển sinh liên thông các ngành nghề: Ngành Công nghệ Thực phẩm, mã ngành 7540101 Ngành Điều dưỡng, mã ngành 7720301 Ngành Ngôn ngữ Anh, mã ngành 7220201 Thông báo tuyển sinh chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù, cấp bằng kỹ sư (dành cho đối tượng đã có bằng cử nhân). Công nghệ Chế tạo máy, mã ngành 7510202 Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử, mã ngành 7510301 Công nghệ Kỹ thuật Ô tô - mã ngành 7510201 BỘ PHẬN TUYỂN SINH
Xem chi tiếtĐược khởi nguồn từ Honda Nhật Bản vào năm 1981, tính đến nay, cuộc thi “Lái xe sinh thái Tiết kiệm nhiên liệu Honda” (Honda EMC) đã trải qua quãng đường 36 năm. Cuộc thi là một sân chơi cạnh tranh lành mạnh với mục đích nâng cao niềm vui sáng tạo trong làm việc nhóm, cũng như ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người. Tại Việt Nam, cuộc thi bắt đầu khởi động lần đầu tiên vào năm 2010 bởi Công ty Honda Việt Nam, năm nay là năm thứ 8 liên tiếp cuộc thi được tổ chức và nhận được sự tham gia đông đảo, đặc biệt là sinh viên của các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Sau 7 tháng kể từ khi phát động, cuộc thi hiện đang bước vào giai đoạn nước rút. Số lượng các đội thi tham gia đạt kỷ lục với 184 đội thi, bao gồm 152 đội thi nội dung xe tự chế và 32 đội thi nội dung xe thị trường. Vượt qua rất nhiều thí sinh cùng tham dự, các sinh viên đến từ trường Đại học công nghệ Đồng Nai đã xuất sắc bước vào vòng chung kết với số điểm tương đối cao, nhận được sự ủng hộ từ BTC cuộc thi. Chia sẻ về thành tích của trường mình, tiến sĩ Phan Ngọc Sơn - Hiệu trường trường Đại học công nghệ Đồng Nai cho biết: Nhà trường rất ủng hộ cho các sinh viên đào sâu, tìm hiểu những kỹ thuật máy móc, chế tạo ô tô qua hệ thống cảm biến trong điều hành. Với mục tiêu để sinh viên phát huy tối đa những ý tưởng thông minh, những phát minh công nghệ tính toán chi tiết nhất hiệu suất tiêu hao nhiên liệu một cách tối ưu qua từng sản phẩm tự chế. Nhà trường đã để các em có sự trải nghiệm đầy sáng tạo, chấp nhận thử thách, thông qua đó nâng cao ý thức tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường. Đó cũng chính là mục tiêu của Honda Việt Nam khi tổ chức cuộc thi này. Bên cạnh đấy, lãnh đạo trường Đại học công nghệ Đồng Nai cũng chia sẻ nhà trường là một trong những ngôi trường hàng đầu tại tỉnh với đội ngũ giảng viên có trình độ cao, nghiên cứu sâu, ứng dụng thực tiễn ở lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp cũng là những thế mạnh của nhà trường. Nhiệm vụ trọng tâm của trường là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng yêu cầu cầu phát triển nền công nghiệp theo hướng hiện đại của địa phương. Mọi lợi nhuận thu được sẽ tái đầu tư toàn bộ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của nhà trường. Đại học công nghệ Đồng Nai được biết đến khi là trường đã và đang xây dựng thành công mục tiêu trường đại học phi lợi nhuận đầu tiên của tỉnh và của đất nước. Mọi lợi nhuận thu được đều được tái đầu tư lại cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên. Hiệu trưởng Phan Ngọc Sơn cam kết sẽ đào tạo và cung ứng đủ về số lượng và chất lượng đội ngũ lao động có trình độ cao cho tỉnh. //doanhnhanviet.vn/dh-cong-nghe-dong-nai-duoc-danh-gia-cao-trong-cuoc-thi-lai-xe-sinh-thai-tiet-kiem-nhien-lieu-a-5567.html Nguồn: //doanhnhanviet.vn
Xem chi tiếtTS.Phan Ngọc Sơn là một trong những người đầu tiên phát triển hệ thống trường tư thục tại TP.Biên Hòa cách đây 20 năm với thương hiệu Trường TH - THCS - THPT Nguyễn Khuyến tại phường Thống Nhất (TP.Biên Hòa). Ông còn sáng lập trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Đồng Nai tại phường Trảng Dài, tiền thân của trường Đại học Công nghệ Đồng Nai ngày nay. 20 năm đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đối với TS.Phan Ngọc Sơn là một chặng đường đầy chông gai thử thách. Ông chia sẻ, nếu chỉ nghĩ tới lợi nhuận thì không làm được giáo dục, và nếu không có khát vọng, thậm chí là không có chút liều lĩnh thì sẽ khó chạm đến thành công. * Muốn thành công phải… liều Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai là một trường đại học ứng dụng. Do đó, chúng tôi đã xác định từ nay tới năm 2020 trường sẽ tạo đột phá trong đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ giảng dạy, thực hành. Cập nhật những chương trình giảng dạy hiện đại đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Chúng tôi quan tâm tới đội ngũ giảng viên có tầm nhìn phát triển, có trình độ cao, và làm cho họ có đời sống kinh tế tốt để yên tâm giảng dạy. Trường sẽ có đội ngũ giảng viên nước ngoài, trước mắt là tổ giáo viên cơ hữu ở môn tiếng Anh. Và chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng mối quan hệ với doanh nghiệp theo mô hình đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp. Những ngày đầu tiên của ông khi bước vào lĩnh vực giáo dục ra sao? -Thời điểm năm 1997, TP.Biên Hòa rất thiếu trường lớp do dân số cơ học tăng quá nhanh. Rất nhiều học sinh theo cha mẹ từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung vào Đồng Nai, muốn đi học nhưng trường công lại không đủ. Tỉnh kêu gọi, khuyến khích phát triển các trường tư thục, tôi đã chọn địa điểm phường Thống Nhất để mở Trường TH - THCS - THPT Nguyễn Khuyến. Trường nhanh chóng phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng, và có thể nói đó là ngôi trường tư thục rất thành công. Chỉ tính riêng học sinh bậc THPT của trường, có thời điểm lên tới 2 ngàn em. Ông có thấy tiếc nuối gì khi không tiếp tục đầu tư lớn hơn cho Trường TH-THCS-THPT Nguyễn Khuyến mà lại chuyển sang đầu tư trường cao đẳng, đại học như hiện tại? - Có thể nói, Trường TH - THCS - THPT Nguyễn Khuyến là thành công đầu tiên của tôi trong 20 năm đầu tư vào lĩnh vực giáo dục. Tôi tự hào vì trường này từng có quy mô và chất lượng giáo dục chỉ sau một số trường THPT công lập có truyền thống lâu đời của Biên Hòa. Tuy nhiên, tôi muốn có một con đường đi khác biệt hơn và khó hơn để thử sức mình. Tôi không thấy tiếc vì sau này Biên Hòa đã có những ngôi trường tư thục quy mô lớn hơn nhiều. Mình không làm có người khác làm, điều đó tốt cho xã hội. Tại sao ông lại quyết định mở trường cao đẳng rồi lên thành đại học? - Cách đây 15-20 năm, Đồng Nai phát triển công nghiệp mạnh, rất thiếu lao động kỹ thuật lẫn các ngành nghề khác. Đó là điều thôi thúc tôi quyết tâm đầu tư sang một con đường mới: thành lập trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Đồng Nai. Và năm 2010, tôi đã nâng cấp lên thành trường Đại học Công nghệ Đồng Nai. Đầu tư giáo dục cao đẳng, đại học khác biệt rất nhiều so với giáo dục phổ thông. Ông biết điều đó và vẫn muốn dấn thân? - Tôi biết rất rõ điều đó, và tôi rất thận trọng trong từng bước đi khi thành lập trường. Khi tôi làm cũng có vài luồng ý kiến cảnh báo lẫn khuyên răn tôi nên cân nhắc. Khi trình đề án thành lập trường cao đẳng lên Bộ GD-ĐT thì lúc đó Thứ trưởng Bành Tiến Long khuyên tôi nên suy nghĩ lại, vì tôi đang phát triển rất tốt lĩnh vực giáo dục phổ thông. Nếu tôi tiếp tục đầu tư mạnh vào lĩnh vực giáo dục phổ thông sẽ thành công lớn lại ít vất vả hơn. Có ý kiến lại e ngại là trường cao đẳng tôi thành lập tại phường Trảng Dài vị trí bất lợi, dân cư thưa thớt, giao thông không thuận lợi. Nhưng tôi tin là vừa làm vừa tìm hiểu, có thêm chút “liều” sẽ thành công. Đó là một thách thức vô cùng lớn nhưng cũng là cơ hội vàng để thử sức mình. Mở một trường đào tạo các ngành nghề kỹ thuật - công nghệ thường tốn kém hơn nhiều so với một trường chỉ đào tạo các ngành xã hội hay kinh tế. Vì sao ông không đi theo hướng dễ? - Nhiều người khuyên tôi chỉ nên mở trường với các ngành đào tạo là xã hội, ngoại ngữ, kinh tế… vì các ngành xã hội, ngoại ngữ hay kinh tế chỉ cần xây trường, tuyển giảng viên vào dạy là xong, lợi nhuận lớn, đỡ phải đau đầu so với các ngành kỹ thuật công nghệ. Nhưng mong ước của tôi là đào tạo lao động kỹ thuật - công nghệ chất lượng cao cho doanh nghiệp nên tôi vẫn kiên định với quyết định ban đầu của mình. Gia đình tôi có bao nhiêu tiền, gần như tôi “vét sạch” để đầu tư, thiếu tiền thì tôi đi vay. Mơ ước có một ngôi trường đại học ra đại học, đào tạo sinh viên nào ra sinh viên nấy, được doanh nghiệp đón nhận đã thôi thúc tôi quyết tâm đầu tư hơn những gì mình có. Sự lựa chọn của tôi đến giờ đã được chứng minh là đúng đắn. 12 năm bước chân vào lĩnh vực giáo dục cao đẳng, đại học, ông đã làm được gì trong những điều ông mơ ước? - Tôi đã làm được rất nhiều điều nhưng tôi không cho phép mình được tự mãn. Tôi đã xây được một ngôi trường đại học với quy mô lớn, kiến trúc hiện đại, thân thiện bậc nhất ở Đồng Nai. Tôi đã có thư viện và tòa nhà tích hợp được đầu tư theo hướng “đi tắt đón đầu” rất hiện đại, tạo điều kiện cho giảng viên nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật. Sinh viên có thể thỏa sức nghiên cứu với hàng ngàn đầu sách, có được điều kiện tốt nhất để nghiên cứu khoa học, thực hành công nghệ. Tôi đã xây dựng thành công “văn hóa” Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá, Thể Thao Uy Tín Nhất Việt Nam . Trường đã xây dựng mối quan hệ với hàng trăm doanh nghiệp, các trường đại học quốc tế uy tín. Từ những gì đã làm được, chất lượng sinh viên và tỷ lệ sinh viên có việc làm đạt kết quả ngày một cao hơn. Ông đã từng chia sẻ về một ngôi trường đại học phi lợi nhuận. Điều đó sẽ trở thành hiện thực? - Tôi luôn trăn trở và phấn đấu cho tới cuối đời mình để lại được gì cho đời. Tôi tin tưởng rằng tôi sẽ để lại cho đời một ngôi trường đại học hiện đại và chất lượng ngang tầm với nhiều nước trong khu vực. Tôi sẽ tiếp tục đầu tư để trường hiện đại hơn nữa, tạo ra cho xã hội nhiều công trình khoa học có tính ứng dụng cao, sinh viên bỏ tiền ra đóng học phí sẽ nhận lại được những giá trị gia tăng còn hơn thế, tạo lập được một tương lai vững chắc. Có thông tin ông muốn bán trường cho một đơn vị khác? - Tôi không bao giờ bán trường này cho ai cả, vì đó là công trình của cuộc đời tôi, là của giảng viên và sinh viên. Tôi chỉ tìm những nhà đầu tư có tiềm năng và trình độ quản trị tiên tiến để góp sức cho ngôi trường này có thể phát triển nhanh, mạnh hơn nữa. Đã có những nhà đầu tư muốn đầu tư tiền tỷ vào trường này vì nhìn thấy tiềm năng, nhưng họ chưa đủ tầm và chỉ quan tâm tới lợi nhuận. Do đó, tôi không thể tiếp nhận họ. * Phải liên tục đổi mới Giáo dục đại học, đặc biệt là các trường đại học ngoài công lập đang gặp rất khó khăn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng là một thách thức trong lĩnh vực đào tạo. Ông có hướng đi riêng nào cho trường của mình? - Đúng là giáo dục đại học đang có quá nhiều khó khăn, nhưng trong khó khăn tôi vẫn nhìn thấy cơ hội. Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ, đặc biệt là sang học hỏi các trường đại học quốc tế giàu kinh nghiệm về phát triển. Chúng tôi không ngại chi kinh phí lớn để mời các nhà quản trị đại học có kinh nghiệm của Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc… sang tư vấn chiến lược phát triển cho trường. Chúng tôi đã mạnh dạn cắt bỏ nhiều tín chỉ không thực sự cần thiết, đây là điều mà nhiều trường chưa dám làm. Sinh viên được học nội dung trọng tâm, tăng cường thực hành và nghiên cứu khoa học, đặc biệt 2 vấn đề là ngoại ngữ; kỹ năng mềm, học và làm việc theo nhóm. Trường sẽ đi đầu trong công nghệ giảng dạy trực tuyến, trong đó khoa cơ bản sẽ tiên phong trong công nghệ này. Sinh viên có thể học chính trị, toán, lý thuyết... bằng hình thức trực tuyến. Ngoài ra, sinh viên có thể đăng ký học tự chọn nhiều môn học phù hợp. Trường của ông sẽ thực hiện sứ mệnh gì và có tầm nhìn như thế nào trong tương lai? - Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá, Thể Thao Uy Tín Nhất Việt Nam sẽ thực hiện sứ mệnh là trường đại học ứng dụng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Tầm nhìn của chúng tôi tới năm 2030 sẽ trở thành trường đại học ứng dụng tiên tiến trong và ngoài khu vực với môi trường giáo dục hiện đại. Người học có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng được với nền kinh tế toàn cầu. Xin cảm ơn ông! Nguồn://www.baodongnai.com.vn/phongvan/201706/ts-phan-ngoc-son-hieu-truong-truong-dai-hoc-cong-nghe-dong-nai-neu-chi-nghi-toi-loi-nhuan-thi-khong-lam-duoc-giao-duc-2817920/index.htm#.WUP3j7q1nfo.facebook Công Nghĩa (baodongnai.com.vn)
Xem chi tiếtTS.Phan Ngọc Sơn là một trong những người đầu tiên phát triển hệ thống trường tư thục tại TP.Biên Hòa cách đây 20 năm với thương hiệu Trường TH - THCS - THPT Nguyễn Khuyến tại phường Thống Nhất (TP.Biên Hòa). Ông còn sáng lập Trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ Đồng Nai tại phường Trảng Dài, tiền thân của Trường đại học công nghệ Đồng Nai ngày nay. 20 năm đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đối với TS.Phan Ngọc Sơn là một chặng đường đầy chông gai thử thách. Ông chia sẻ, nếu chỉ nghĩ tới lợi nhuận thì không làm được giáo dục, và nếu không có khát vọng, thậm chí là không có chút liều lĩnh thì sẽ khó chạm đến thành công. * Muốn thành công phải… liều Trường đại học công nghệ Đồng Nai là một trường đại học ứng dụng. Do đó, chúng tôi đã xác định từ nay tới năm 2020 trường sẽ tạo đột phá trong đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ giảng dạy, thực hành. Cập nhật những chương trình giảng dạy hiện đại đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Chúng tôi quan tâm tới đội ngũ giảng viên có tầm nhìn phát triển, có trình độ cao, và làm cho họ có đời sống kinh tế tốt để yên tâm giảng dạy. Trường sẽ có đội ngũ giảng viên nước ngoài, trước mắt là tổ giáo viên cơ hữu ở môn tiếng Anh. Và chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng mối quan hệ với doanh nghiệp theo mô hình đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp. Những ngày đầu tiên của ông khi bước vào lĩnh vực giáo dục ra sao? - Thời điểm năm 1997, TP.Biên Hòa rất thiếu trường lớp do dân số cơ học tăng quá nhanh. Rất nhiều học sinh theo cha mẹ từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung vào Đồng Nai, muốn đi học nhưng trường công lại không đủ. Tỉnh kêu gọi, khuyến khích phát triển các trường tư thục, tôi đã chọn địa điểm phường Thống Nhất để mở Trường TH - THCS - THPT Nguyễn Khuyến. Trường nhanh chóng phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng, và có thể nói đó là ngôi trường tư thục rất thành công. Chỉ tính riêng học sinh bậc THPT của trường, có thời điểm lên tới 2 ngàn em. Ông có thấy tiếc nuối gì khi không tiếp tục đầu tư lớn hơn cho Trường TH-THCS-THPT Nguyễn Khuyến mà lại chuyển sang đầu tư trường cao đẳng, đại học như hiện tại? - Có thể nói, Trường TH - THCS - THPT Nguyễn Khuyến là thành công đầu tiên của tôi trong 20 năm đầu tư vào lĩnh vực giáo dục. Tôi tự hào vì trường này từng có quy mô và chất lượng giáo dục chỉ sau một số trường THPT công lập có truyền thống lâu đời của Biên Hòa. Tuy nhiên, tôi muốn có một con đường đi khác biệt hơn và khó hơn để thử sức mình. Tôi không thấy tiếc vì sau này Biên Hòa đã có những ngôi trường tư thục quy mô lớn hơn nhiều. Mình không làm có người khác làm, điều đó tốt cho xã hội. Tại sao ông lại quyết định mở trường cao đẳng rồi lên thành đại học? - Cách đây 15-20 năm, Đồng Nai phát triển công nghiệp mạnh, rất thiếu lao động kỹ thuật lẫn các ngành nghề khác. Đó là điều thôi thúc tôi quyết tâm đầu tư sang một con đường mới: thành lập Trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ Đồng Nai. Và năm 2010, tôi đã nâng cấp lên thành Trường đại học công nghệ Đồng Nai. Đầu tư giáo dục cao đẳng, đại học khác biệt rất nhiều so với giáo dục phổ thông. Ông biết điều đó và vẫn muốn dấn thân? - Tôi biết rất rõ điều đó, và tôi rất thận trọng trong từng bước đi khi thành lập trường. Khi tôi làm cũng có vài luồng ý kiến cảnh báo lẫn khuyên răn tôi nên cân nhắc. Khi trình đề án thành lập trường cao đẳng lên Bộ GD-ĐT thì lúc đó Thứ trưởng Bành Tiến Long khuyên tôi nên suy nghĩ lại, vì tôi đang phát triển rất tốt lĩnh vực giáo dục phổ thông. Nếu tôi tiếp tục đầu tư mạnh vào lĩnh vực giáo dục phổ thông sẽ thành công lớn lại ít vất vả hơn. Có ý kiến lại e ngại là trường cao đẳng tôi thành lập tại phường Trảng Dài vị trí bất lợi, dân cư thưa thớt, giao thông không thuận lợi. Nhưng tôi tin là vừa làm vừa tìm hiểu, có thêm chút “liều” sẽ thành công. Đó là một thách thức vô cùng lớn nhưng cũng là cơ hội vàng để thử sức mình. Mở một trường đào tạo các ngành nghề kỹ thuật - công nghệ thường tốn kém hơn nhiều so với một trường chỉ đào tạo các ngành xã hội hay kinh tế. Vì sao ông không đi theo hướng dễ? - Nhiều người khuyên tôi chỉ nên mở trường với các ngành đào tạo là xã hội, ngoại ngữ, kinh tế… vì các ngành xã hội, ngoại ngữ hay kinh tế chỉ cần xây trường, tuyển giảng viên vào dạy là xong, lợi nhuận lớn, đỡ phải đau đầu so với các ngành kỹ thuật công nghệ. Nhưng mong ước của tôi là đào tạo lao động kỹ thuật - công nghệ chất lượng cao cho doanh nghiệp nên tôi vẫn kiên định với quyết định ban đầu của mình. Gia đình tôi có bao nhiêu tiền, gần như tôi “vét sạch” để đầu tư, thiếu tiền thì tôi đi vay. Mơ ước có một ngôi trường đại học ra đại học, đào tạo sinh viên nào ra sinh viên nấy, được doanh nghiệp đón nhận đã thôi thúc tôi quyết tâm đầu tư hơn những gì mình có. Sự lựa chọn của tôi đến giờ đã được chứng minh là đúng đắn. 12 năm bước chân vào lĩnh vực giáo dục cao đẳng, đại học, ông đã làm được gì trong những điều ông mơ ước? - Tôi đã làm được rất nhiều điều nhưng tôi không cho phép mình được tự mãn. Tôi đã xây được một ngôi trường đại học với quy mô lớn, kiến trúc hiện đại, thân thiện bậc nhất ở Đồng Nai. Tôi đã có thư viện và tòa nhà tích hợp được đầu tư theo hướng “đi tắt đón đầu” rất hiện đại, tạo điều kiện cho giảng viên nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật. Sinh viên có thể thỏa sức nghiên cứu với hàng ngàn đầu sách, có được điều kiện tốt nhất để nghiên cứu khoa học, thực hành công nghệ. Tôi đã xây dựng thành công “văn hóa” Trường đại học công nghệ Đồng Nai. Trường đã xây dựng mối quan hệ với hàng trăm doanh nghiệp, các trường đại học quốc tế uy tín. Từ những gì đã làm được, chất lượng sinh viên và tỷ lệ sinh viên có việc làm đạt kết quả ngày một cao hơn. Ông đã từng chia sẻ về một ngôi trường đại học phi lợi nhuận. Điều đó sẽ trở thành hiện thực? - Tôi luôn trăn trở và phấn đấu cho tới cuối đời mình để lại được gì cho đời. Tôi tin tưởng rằng tôi sẽ để lại cho đời một ngôi trường đại học hiện đại và chất lượng ngang tầm với nhiều nước trong khu vực. Tôi sẽ tiếp tục đầu tư để trường hiện đại hơn nữa, tạo ra cho xã hội nhiều công trình khoa học có tính ứng dụng cao, sinh viên bỏ tiền ra đóng học phí sẽ nhận lại được những giá trị gia tăng còn hơn thế, tạo lập được một tương lai vững chắc. Có thông tin ông muốn bán trường cho một đơn vị khác? - Tôi không bao giờ bán trường này cho ai cả, vì đó là công trình của cuộc đời tôi, là của giảng viên và sinh viên. Tôi chỉ tìm những nhà đầu tư có tiềm năng và trình độ quản trị tiên tiến để góp sức cho ngôi trường này có thể phát triển nhanh, mạnh hơn nữa. Đã có những nhà đầu tư muốn đầu tư tiền tỷ vào trường này vì nhìn thấy tiềm năng, nhưng họ chưa đủ tầm và chỉ quan tâm tới lợi nhuận. Do đó, tôi không thể tiếp nhận họ. * Phải liên tục đổi mới Giáo dục đại học, đặc biệt là các trường đại học ngoài công lập đang gặp rất khó khăn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng là một thách thức trong lĩnh vực đào tạo. Ông có hướng đi riêng nào cho trường của mình? - Đúng là giáo dục đại học đang có quá nhiều khó khăn, nhưng trong khó khăn tôi vẫn nhìn thấy cơ hội. Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ, đặc biệt là sang học hỏi các trường đại học quốc tế giàu kinh nghiệm về phát triển. Chúng tôi không ngại chi kinh phí lớn để mời các nhà quản trị đại học có kinh nghiệm của Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc… sang tư vấn chiến lược phát triển cho trường. Chúng tôi đã mạnh dạn cắt bỏ nhiều tín chỉ không thực sự cần thiết, đây là điều mà nhiều trường chưa dám làm. Sinh viên được học nội dung trọng tâm, tăng cường thực hành và nghiên cứu khoa học, đặc biệt 2 vấn đề là ngoại ngữ; kỹ năng mềm, học và làm việc theo nhóm. Trường sẽ đi đầu trong công nghệ giảng dạy trực tuyến, trong đó khoa cơ bản sẽ tiên phong trong công nghệ này. Sinh viên có thể học chính trị, toán, lý thuyết... bằng hình thức trực tuyến. Ngoài ra, sinh viên có thể đăng ký học tự chọn nhiều môn học phù hợp. Trường của ông sẽ thực hiện sứ mệnh gì và có tầm nhìn như thế nào trong tương lai? - Trường đại học công nghệ Đồng Nai sẽ thực hiện sứ mệnh là trường đại học ứng dụng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Tầm nhìn của chúng tôi tới năm 2030 sẽ trở thành trường đại học ứng dụng tiên tiến trong và ngoài khu vực với môi trường giáo dục hiện đại. Người học có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng được với nền kinh tế toàn cầu. Xin cảm ơn ông! //www.baodongnai.com.vn/phongvan/201706/ts-phan-ngoc-son-hieu-truong-truong-dai-hoc-cong-nghe-dong-nai-neu-chi-nghi-toi-loi-nhuan-thi-khong-lam-duoc-giao-duc-2817920/index.htm#.WUP3j7q1nfo.facebook Công Nghĩa (baodongnai.com.vn)
Xem chi tiếtSáng 16/4/2017 tại Hà Nội đã diễn ra vòng chung kết cuộc thi "Lái xe sinh thái - Tiết kiệm nhiên liệu Honda 2017" với số lượng kỷ lục 184 đội tham gia, lớn nhất từ trước tới nay. Được khởi nguồn từ Honda Nhật Bản vào năm 1981, tính đến nay, cuộc thi “Lái xe sinh thái Tiết kiệm nhiên liệu Honda” (Honda EMC) đã trải qua quãng đường 36 năm. Cuộc thi là một sân chơi cạnh tranh lành mạnh với mục đích nâng cao niềm vui sáng tạo trong làm việc nhóm, cũng như ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người. Tại Việt Nam, cuộc thi bắt đầu khởi động lần đầu tiên vào năm 2010 bởi Công ty Honda Việt Nam, năm nay là năm thứ 8 liên tiếp cuộc thi được tổ chức và nhận được sự tham gia nhiệt tình của rất nhiều người, đặc biệt là sinh viên của các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Tại Việt Nam, các đội tham gia đã chế tạo xe sử dụng động cơ Honda 110cc với mục tiêu tối đa khả năng tiết kiệm nhiên liệu. Là một trường học còn khá mới mẻ trong đội đua xe tự chế, xe thị trường với nguyên liệu sạch, Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá, Thể Thao Uy Tín Nhất Việt Nam đã ghi dấu ấn khi ngoạn mục bước vào vòng chung kết cùng với những đội mạnh khác trên khắp cả nước. Với vòng thi của mình, 2 đội đến từ trường Đại học công nghệ Đồng Nai sẽ chạy 8 vòng thi, quãng đường cho mỗi vòng là 9,5km với tốc độ 25km/h và thời gian trung bình 22’24s. Chia sẻ trước giờ thi trong vòng chung kết thầy giáo Đỗ Sĩ Hải - giảng viên trường Đại học công nghệ Đồng Nai cho hay: cuộc thi "Lái xe sinh thái - Tiết kiệm nhiên liệu" trường Đại học công nghệ Đồng Nai đã được BTC đánh giá cao về xe tự chế nhưng hoàn toàn tuân thủ quy định của cuộc thi. Trên tinh thần đồng hành và tiếp lửa cùng 2 đội thi tại hành trình chinh phục đường đua sắp tới, Đại học Công nghệ Đồng Nai tự tin với 2 sản phẩm tư duy sáng tạo kỹ thuật, công nghệ ứng dụng mang thương hiệu sinh viên DNTU và đang được kỳ vọng cao tại vòng chung kết này. Được biết, Đội vô địch hạng mục Xe tự chế sẽ có cơ hội tham dự cuộc thi EMC 2016 tại Nhật Bản vào tháng 9/2017 tới. Với ý nghĩa lập thành tích hướng tới chào mừng kỷ niệm 10 năm xây dựng và phát triển trường, hiện cả 2 đội thi đều háo hức trước giờ chung kết cuộc thi xe mô hình cùng với các trường bạn, đưa vinh quang về cho DNTU. //phapluatgiadinh.com.vn/dai-hoc-cong-nghe-dong-nai-but-pha-ngoan-muc-vao-vong-chung-ket-cuoc-thi-lai-xe-sinh-thai-tiet-kiem-nhien-lieu-a-10931.html Nguồn: //phapluatgiadinh.com.vn
Xem chi tiết(ĐN)- Sáng 8-1, Trường đại học công nghệ Đồng Nai (DNTU) tổ chức chương trình “Ngày hội tư vấn hướng nghiệp DNTU Opnen Day 2017”. Đây là chương trình tư vấn hướng nghiệp dành cho học sinh lớp 12, chuẩn bị bước vào giảng đường đại học, cao đẳng. Tham gia chương trình, có gần 2 ngàn học sinh khối 12 của 10 trường THPT trên địa bàn TP.Biên Hòa và đại diện các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài là đối tác của trường. Học sinh tham gia ngày hội tư vấn hướng nghiệp tại Trường đại học công nghệ Đồng Nai Trong chương trình, các em học sinh đã được các chuyên gia tư vấn tuyển sinh, đại diện các doanh nghiệp tư vấn về cách chọn ngành, chọn trường phù hợp với sở trường của bản thân và nhu cầu của thị trường lao động trong tương lai. Ngoài ra, các em học sinh còn được giới thiệu về cơ sở vật chất của 18 ngành đào tạo hệ đại học và 20 ngành đào tạo hệ cao đẳng của Trường đại học công nghệ Đồng Nai. Tiến sĩ Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng Trường đại học công nghệ Đồng Nai cho biết, Trường đại học công nghệ Đồng Nai đang quyết tâm xây dựng thành công mô hình trường đại học phi lợi nhuận. Tất cả lợi nhuận đều được tái đầu tư cho sinh viên. Do đó, trường đã và đang tiếp tục đầu tư hiện đại nhiều công trình phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học cho sinh viên gồm: Trung tâm tích hợp công nghệ, Trung tâm thực hành công nghệ, Khu liên hợp văn hoá thể thao, Thư viện điện tử, Ký túc xá 500 chỗ ở... Trường có chính sách học bổng cho sinh viên khá giỏi, giới thiệu nơi thực tập và việc làm cho sinh viên. Tỷ lệ sinh viên được trường giới thiệu có việc làm ngay, đúng chuyên ngành sau tốt nghiệp đạt trên 75%. Các em trao đổi với các thắc mắc của mình tại buổi tư vấn Dịp này, Trường đại học công nghệ Đồng Nai tổ chức gặp gỡ với các cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh nhân dịp năm mới 2017. Trong buổi gặp gỡ, tiến sĩ Phan Ngọc Sơn bày tỏ mong muốn các cơ quan báo chí hỗ trợ thông tin tuyên truyền các hoạt động, đồng thời góp ý định hướng phát triển cho trường trong thời gian tới. Nguồn: //www.baodongnai.com.vn/
Xem chi tiết