Đổi mới trong cách kiểm tra, thi cử, đánh giá học sinh là một trong những vấn đề mà BGH trường Đại học Công nghệ Đồng Nai hết sức quan tâm trong tổng thể Đề án đổi mới của nhà trường.Đối với những bộ môn thuộc phần kiến thức Đại cương của khoa Khoa học cơ bản,TS Trần Đức Thuận- P. Hiệu trưởng phụ trách đào tạo của nhà trường cho chúng tôi biết: với những môn học như Triết học Marx-Lenin hay Tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng tôi đã làm việc và động viên các giảng viên nên tìm những hình thức thi cử, kiểm tra mới theo hướng sáng tạo. Việc cho các em thành lập nhóm, tổ chức thảo luận, thuyết trình là rất tốt. Các em sẽ phát huy được các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, tư duy sáng tạo và khả năng hùng biện.Chúng tôi muốn thầy/cô đi theo hướng đó để phát huy tính tích cực, chủ động của người học,đồng thời cũng là cách để thầy/ cô kiểm chứng những kiến thức đã truyền thụ của mình.
Nằm trong đề án đổi mới của nhà trường, vào sáng thứ 2 ngày 10 tháng 10 năm 2016, Thạc sĩ Trịnh Quang Dũng- giảng viên bộ môn Lý luận Chính trị - đã tiến hành thi cuối kỳ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh theo hình thức mới – làm dự án và thuyết trình tiểu luận.
Đổi mới hình thức đánh giá cuối kỳ bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong suy nghĩ của nhiều người, những môn chính trị nói chung và môn tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng là những môn lý luận, khó hiểu, khô khan, luôn là những môn gây ra sự nhàm chán cho sinh viên. Và khi thi, luôn là hình thức trắc nghiệm với 500 – 600 câu hỏi ôn tập khiến cho nhiều sinh viên lo lắng. Họ cố gắng cho qua môn, học xong rồi cũng quên ngay những kiến thức mà các thầy, cô giảng dạy trên lớp. Để tạo sự thay đổi trong suy nghĩ và tạo ra không khí học tập sôi nổi cho các bạn sinh viên trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, nhiều hình thức đổi mới phương pháp giảng dạy đã được các thầy cô trong Tổ bộ môn Lý luận Chính trị vận dụng sáng tạo, trong đó có sự đổi mới hình thức cuối kỳ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh của thầy Trịnh Quang Dũng.
Thầy đã lên kế hoạch trước khi kết thúc môn hơn 2 tháng, ý tưởng đổi mới hình thức thi cuối kỳ nhanh chóng được Ban chủ nhiệm Khoa, Ban giám hiệu nhà trường đồng ý thi hành. Trong quá trình dạy học lớp 14DMT1, thầy nhận thấy đây là lớp khá năng động và có ý thức tham gia các buổi thảo luận, từ đó thầy chọn lớp này là lớp thí điểm thay đổi hình thức thi cuối kỳ - không thi trắc nghiệm như cũ mà chuyển sang hình thức mới, làm dự án, viết tiểu luận và thuyết trình. Nhanh chóng các bạn sinh viên ủng hộ và nhiệt tình tham gia.
Các bạn sinh viên họp nhóm xác định đề tài và công việc của nhóm
Để kịp được tiến độ, thầy đã lên kế hoạch cụ thể và cho từng nhóm lựa chọn những mức điểm phù hợp với khả năng của mình. Có 3 mức thầy đưa ra: 5 điểm; 7 điểm và 10 điểm. Thầy cũng khuyến khích sinh viên nên chọn những mức điểm phù hợp với khả năng và không làm mất nhiều thời gian của mình. Tuy nhiên, thật bất ngờ, tất cả các nhóm tham gia lần này đều lựa chọn nhóm câu hỏi 10 điểm. Hỏi ra mới biết, sinh viên muốn thử nghiệm và muốn xem khả năng của bản thân mình đến đâu. Riêng nhóm câu hỏi 10 điểm đòi hỏi các bạn phải lập bảng hỏi, đi phát phiếu cho sinh viên trong DNTU, sau đó trên cơ sở này các bạn viết bài và thuyết trình.
Cái khó nhất cho các bạn sinh viên là lần đầu tiên tiếp cận đến hình thức làm bảng hỏi và phát phiếu. Các nhóm đã xác định quyết tâm phát từ 400 phiếu trở lên, thậm chí có nhóm phát đến 700 phiếu, tương đương với việc tiếp cận đến 700 bạn sinh viên đang tham gia các lớp học của trường Đại học Công nghệ Đồng Nai. Trong quá trình phát phiếu, nhận thấy nhiều sinh viên cũng chưa thực sự hợp tác tốt, nên việc phát và nhận phiếu của các nhóm gặp rất nhiều khó khăn. Thầy và các nhóm sinh viên đã trao đổi, chia sẻ và động viên để các bạn làm tốt nhiệm vụ của mình. Kết quả là chỉ trong một tuần, các bảng hỏi đã được phát và thu thập đúng tiến độ và đạt yêu cầu. Nhóm số 1 trong lớp đã thu được 600 phiếu, các nhóm khác thu được từ 400 –> 500 phiếu. Đây là một sự nỗ lực rất lớn của các bạn sinh viên. Thậm chí, nhiều ý tưởng mới được xuất hiện: có nhóm viết song ngữ bảng hỏi; có nhóm quay clip hỏi trực tiếp… nhiều ý tưởng đã ra đời làm cho nhiệm vụ của các ban diễn ra đúng theo kế hoạch và đạt yêu cầu. Chính thầy Trịnh Quang Dũng và các thầy/ cô khác đều ghi nhận công lớn này của các em.
Sau khi phát phiếu, nhiệm vụ quan trọng là tổng hợp số liệu. Vì có nhiều bảng hỏi và mỗi bảng hỏi có nhiều số liệu nên việc tổng hợp mất rất nhiều thời gian và kỳ công. Các nhóm lại tích cực cùng nhau thực hiện, với mỗi khó khăn các nhóm lại xuất hiện cách làm hay. Từng cặp, từng nhóm làm việc với nhau tạo nên không khí khẩn trương nhưng cũng rất cẩn thận, để lấy được những số liệu quý báu chuẩn bị cho bài viết của mình.
Lần đầu tiên viết tiểu luận theo hướng nghiên cứu khoa học, các bạn còn bỡ ngỡ về cách đặt vấn đề, mở đầu, viết như thế nào, kết thúc như thế nào, sử dụng những số liệu như thế cho phù hợp… nhiều câu hỏi được nêu lên, cả thầy và các nhóm lại cùng nhau chia sẻ thực hiện, viết rồi sửa, sửa rồi lại viết. Kết quả là, chỉ một thời gian ngắn, các bài đã được hoàn chỉnh.
Càng về thời gian cuối kỳ, tinh thần khẩn trương của các bạn càng được phát huy hơn, các nhóm lại tập trung làm power point và chuẩn bị cho buổi thuyết trình. Các bạn làm việc nhiều hơn, một tinh thần khẩn trương nhưng cũng lo lắng bao trùm toàn các nhóm và cả thầy bộ môn.
Sáng thứ 2, ngày 10.10.2016 trên giảng đường 1, tất cả đã bắt đầu cho buổi thuyết trình.
Đến dự buổi đánh giá, lớp còn may mắn được đón rất nhiều các thầy, cô trong Khoa và Trường, đặc biệt có thầy Thạc sĩ Lê Nguyễn Trung Thiện, Trưởng phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục; thầy Thạc sĩ Vũ Anh Tuấn, Trưởng Khoa Khoa học cơ bản làm cho buổi thuyết trình thêm trang trọng.
Đầu buổi đánh giá, thầy Trịnh Quang Dũng cho ổn định lớp, nêu lên ý nghĩa của hình thức đánh giá mới này và đưa ra những kinh nghiệm kỹ năng mà các bạn sinh viên có thể đạt được sau bộ môn của thầy. Thầy cũng chia sẻ những cảm xúc đặc biệt trong thầy với lớp, vì là lớp đầu tiên thực hiện hình thức đổi mới này nên thầy cũng đặc biệt quan tâm, theo sát và có những tình cảm thật chân thành, xúc động với các nhóm. Đây sẽ là những kỷ niệm khó quên, chỉ có hình thức mới này mới tạo cơ hội để đem lại những kỷ niệm đó giữa thầy và sinh viên của lớp.
ThS Trịnh Quang Dũng giới thiệu về hình thức đổi mới đánh giá kết thúc học phần và các kỹ năng sinh viên sẽ đạt được
Buổi đánh giá, nhanh chóng được diễn ra. Tuy nhiên, do trục trặc về máy móc, nên gây ra những khó khăn cho cả thầy và trò. Mặc dầu vậy, những khó khăn nhanh chóng được khắc phục, các nhóm lại tích cực thực hiện bài thuyết trình của mình.
Vì là lần đầu thuyết trình các nhóm sinh viên còn bỡ ngỡ, còn thiếu chút tự tin, song các bạn đã thể hiện sự cố gắng hết sức, sự nhiệt tình làm cho các thầy/ cô ngồi tham dự cũng thấy được sự thu hút từ các nhóm.
Mỗi một nhóm là một đề tài khác nhau nên tạo được sức hút khác nhau cho các thầy cô và các bạn trong lớp, nhiều đề tài đã tạo được ấn tượng mạnh. Nhiều cách cách trình bày sáng tạo đã làm cho bài thuyết trình trở nên hấp dẫn hơn. Đặc biệt, bạn Phạm Thị Trinh, đại diện cho nhóm 5 thuyết trình đề tài “Nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên Đại học Công nghệ Đồng Nai” đã để lại nhiều cảm xúc cho thầy/ cô và các bạn trong lớp. Bạn có liên hệ đến câu chuyện về lương tâm của một người sinh viên sau khi ra trường đi xin việc, về sự hi sinh của cha mẹ cho sự nghiệp của bản thân. Qua câu chuyện đã làm cho các thầy/cô và các bạn xúc động, và cũng làm cho mỗi người tự ngẫm nghĩ lại về những gì mình đã và đang làm vì gia đình, vì cha mẹ, đấng sinh thành của mỗi người.
Bạn Phan Thị Tuyết Trinh thuyết trình đề tài nhóm
Lần lượt 5 nhóm còn lại thuyết trình các đề tài của mình “Văn hóa ứng xử của sinh viên Đại học Công nghệ Đồng Nai”; “Hình thành nhận thức chấp hành pháp luật cho sinh viên Đại học Công nghệ Đồng Nai”; “Xây dựng lý tưởng sống cho sinh viên Đại học Công nghệ Đồng Nai”… đã tạo ra sự thu hút cho các bạn trong lớp và các thầy/ cô tham dự.
Bạn Nguyễn Công Huấn thực hiện nhiệm vụ của mình
Trong buổi bảo vệ, cả thầy và sinh viên của lớp còn được sự chú ý, khích lệ, động viên rất kịp thời của Thạc sĩ Lê Nguyễn Trung Thiện – Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng. Thầy đã khuyến khích tinh thần của sinh viên, chia sẻ với những khó khăn và vướng mắc của lớp. Những lời động viên của thầy Lê Nguyễn Trung Thiện thực sự đã tạo động lực rất lớn cho cả thầy bộ môn và cả sinh viên, tạo nên khí thế phấn khởi tràn ngập trong căn phòng giảng đường 1.
Kết thúc buổi thảo luận, thầy Vũ Anh Tuấn - Trưởng khoa Khoa học cơ bản chia sẻ với lớp những câu chuyện liên quan đến các đề tài thầy tâm đắc. Thầy Dũng tổng kết buổi đánh giá. Mặc dù đã đến 12 giờ 30 phút trưa nhưng trên khuôn mặt của cả thầy và trò đều toát lên sự vui mừng, hạnh phúc và tràn đầy tự hào về những gì thầy, trò đã làm được.
Sau buổi kết thúc, dư âm trong lòng cả thầy và trò lớp 14DMT1 đều có những ấn tượng rất tốt đẹp, chứng tỏ hình thức thi mới của khoa Khoa học cơ bản đã được sinh viên ủng hộ nhiệt tình, và mở ra những cơ hội cho sự đổi mới của bộ môn nói riêng và nhà trường nói chung. Dù còn có những hạn chế, song đây chắc chắn là những kỷ niệm rất đáng có của thầy và các nhóm khi rời khỏi ghế giảng đường Đại học. Hy vọng trong thời gian tới, sẽ có nhiều hình thức hoạt động đổi mới này để cho sinh viên có thể có được nhiều kỹ năng hơn nữa, đặc biệt, tạo nên một môi trường học tập chuyên nghiệp và cũng đầy năng lượng đổi mới .
Trịnh Quang Dũng
Sáng ngày 07/10/2017, tại sân vận động TP.Biên Hòa đã diễn ra Lễ khai mạc Đại hội Thể dục Thể thao (TDTT) thành phố Biên Hòa lần thứ VIII năm 2017. Như thông tin đã đưa. Đại hội TDTT thành phố Biên Hòa lần thứ VIII năm nay có sự góp mặt đông đảo của tất cả các vận động viên chuyên nghiệp từ các địa phương trong địa bàn Tỉnh Đồng Nai tham gia thi đấu. Cùng với đó là sự góp mặt không kém phần quan trọng của hơn 300 bạn sinh viên của trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai tham gia vào công tác khai mạc buổi Lễ với vai trò diễu hành, chào cờ và đồng diễn. Một số hình ảnh đồng diễn tại lễ khai mạc Đại hội Thể dục Thể thao Tại buổi Lễ khai mạc sáng ngày 07/10/2017, có sự tham dự của tiến sĩ Phan Ngọc Sơn (Hiệu trưởng trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai). Thầy là một khách mời quan trọng của buổi Lễ cũng như là một trong những đại biểu danh dự của Tỉnh Đồng Nai trong các buổi hội họp cấp cao của tỉnh nhà. TS. Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá, Thể Thao Uy Tín Nhất Việt Nam tại buổi lễ Với sự tập luyện rất nghiêm túc, bài bản của các bạn sinh viên DNTU và ban chấp hành Đoàn trường ngay từ những ngày giữa tháng 9 cho buổi Lễ. Phần khai mạc trong buổi sáng thứ 7 của Đại hội đã diễn ra rất chu đáo và trang trọng. Qua đây đã giúp cho hình ảnh của Trường Đại Học Công Nghê Đồng Nai lan tỏa tới mọi người, mọi địa phương để xã hội có thể thấy rằng, tại DNTU luôn có những con người không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn rất chu toàn trong công tác xã hội và phát triển đất nước. Một số hình ảnh tại lễ khai mạc đại hội Thể dục Thể thao Các bạn sinh viên DNTU mang trong mình sự nhiệt huyết của tuồi trẻ và ý thức của bản thân đối với xã hội. Các bạn đã hiểu được rằng, mọi cống hiến và sự hi sinh cá nhân từ phía các bạn đang giúp một phần cho các công tác xã hội trở nên tốt đẹp và hoàn thiện hơn. đây cũng là một trong những mục tiêu mà nhà Trường đang muốn hướng đến cho tất cả các sinh viên DNTU. Để sinh viên DNTU sẽ trở nên những sinh viên sáng tạo, cống hiến và có ích cho xã hội. Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtGiải liên hoan Võ cổ truyền Thành Phố Hồ Chí Minh mở rộng lần thứ 17 - chủ đề: “VÕ VIỆT ĐẤT PHƯƠNG NAM” tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 27/7/2023 đến ngày 30/7/2023. Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá, Thể Thao Uy Tín Nhất Việt Nam cử CLB Võ cổ truyền tham dự. Câu lạc bộ Võ thuật cổ truyền trường Đại học Công Nghệ Đồng Nai được thành lập ngày 1/5/2023. Đội Võ thuật cổ truyền trường Đại học Công Nghệ Đồng Nai tham gia giải đấu lần này có 15 vận động viên với tinh thần học hỏi, giao lưu với bạn bè trong nước và quốc tế. Đặc biệt thông qua giải đấu đội Võ thuật cổ truyền trường Đại học Công Nghệ Đồng Nai sẽ truyền bá văn hóa – con người Việt Nam đến các nước bạn. TS. Trần Đức Thuận phó hiệu trưởng trường Đại học công nghệ Đồng Nai tặng kỷ niệm chương của trường cho Th.S Trần Văn Ly giám đốc trung tâm Văn Hóa – Thể thao quận 7 Quốc kỳ Việt Nam tung bay tại lễ khai mạc Đội VCT DNTU chụp hình lưu niệm cùng Th.S Trần Văn Ly giám đốc trung tâm Văn Hóa – Thể thao quận 7 Giải liên hoan Võ cổ truyền Thành Phố Hồ Chí Minh mở rộng lần thứ 17. Năm nay Giải có 132 đoàn tham dự trong đó có 17 đoàn quốc tế, hơn 1700 vận động viên tranh tài. Ngày 30/7 bế mạc giải đấu, đoàn Võ thuật cổ truyền trường Đại học công nghệ Đồng Nai đã đạt thành tích: 3 Huy chương vàng, 1 Huy chương bạc, 5 huy chương đồng. Đây là thành tích đáng tuyên dương cho một đơn vị lần đầu tiên tham gia giải. Qua đó cũng thấy được sự lan tỏa từ phong trào tập luyện của môn võ mang tính biểu tượng của dân tộc Việt Nam, là điểm tựa cho sự phát triển hơn nữa của Võ cổ truyền trong các trường học. Một số hình ảnh giải đấu: TS. Trần Đức Thuận phó hiệu trưởng trường Đại học công nghệ Đồng Nai tặng cờ lưu niệm cho Giám đốc Lê Văn Tâm TS. Trần Đức Thuận phó hiệu trưởng trường Đại học công nghệ Đồng Nai tặng cờ lưu niệm cho Đại Võ Sư Quốc Tế Lê Kim Hòa phó chủ tịch liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam. Đội VCT DNTU chụp hình lưu niệm cùng Đại Võ Sư Quốc Tế Lê Kim Hòa phó chủ tịch liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam. VĐV Nguyễn Trúc Song My đạt Huy chương Bạc (nội dung binh khí ngắn nữ) cùng người bạn NIGERIA PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtQuy định dành cho thí sinh tham dự kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh đợt 1- năm 2023 Thí sinh xem tại đây
Xem chi tiếtNgày 6/10, Trường Đại học Công nghệ Đồng đã triển khai hội thi trực tuyến các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ đề “Ánh sáng soi đường” lần VI năm 2018 do tỉnh Đoàn Đồng Nai tổ chức. trung tâm tìm lớp dạy kèm biên hòa với việc đổi mới phương pháp dạy và học các môn chính trị - xã hội, giúp sinh viên hứng thú trao dồi kiến thức, tích cực tìm hiểu, học tập các môn khoa học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, 6 bài học lý luận chính trị… đó là một trong những điểm nhấn của hội thi Hội thi được tổ trong 3 tuần, từ 01/10/2018 đến hết ngày 20/10/2018. Nhằm đáp ứng đổi mới công nghệ thời đại 4.0, thí sinh có thể tham gia thi trực tuyến trên trang Fanpage “Tuổi trẻ Đồng Nai” và thông qua website trắc nghiệm trực tuyến MyAloha. Sinh viên DNTU tham gia hội thi trực tuyến các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ đề “Ánh sáng soi đường” lần VI năm 2018 do tỉnh Đoàn Đồng Nai tổ chức Nội dung thi gồm các câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh các nội dung như: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin; Cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Nội dung 6 bài học lý luận chính trị trong đoàn viên, thanh niên; Kiến thức chung về văn hóa, lịch sử, đất nước, con người Việt Nam. ThS. Trịnh Quang Dũng - giảng viên bộ môn Lý luận Chính trị - Pháp luật cho biết "Sinh viên DNTU rất hứng thú với hội thi "Áng sáng soi đường lần VI", với cách tiếp cận mới, sinh viên hoàn toàn có thể sử dụng điện thoại, laptop để trả lời, đặc biệt nội dung thi cũng rất phù hợp, đa dạng, tạo nhiều hứng thú cho sinh viên, giúp sinh viên vừa học vừa chơi cảm thấy không bị mệt mỏi và nhàm chán với các bộ môn Khoa học Chính trị". ThS. Trịnh Quang Dũng hướng dẫn sinh viên ôn tập và đăng ký dự thi Những thí sinh có số câu trả lời đúng nhiều nhất và nhanh nhất sẽ đứng đầu bảng xếp hạng, kết quả được xác định dựa trên kết quả lưu trữ hệ thống server của Ban Tổ chức Hội thi. Danh sách người thắng giải mỗi tuần sẽ được công bố vào ngày thứ Ba của tuần kế tiếp tại trang Fanpage Tuổi trẻ Đồng Nai. Tin: Khánh Lam - CTV ; hình ảnh: Tuấn Anh - PTT
Xem chi tiếtĐối với các sinh viên mới đang rất háo hức bước vào một năm học mới với nhiều dự định và hoài bão cho tương lai. Vậy các bạn hãy cố gắng phấn đấu ngay từ những giờ học đầu tiên: tự giác, tự chủ và sáng tạo trong học tập cũng như trong các hoạt động tập thể, các bạn đừng bao giờ quên mình đang mang trên vai một sứ mệnh nặng nề, mỗi bước các bạn đi, mỗi việc các bạn làm đều góp phần tạo dựng nên hình ảnh của mái trường DNTU thân yêu, nơi nuôi dưỡng ước mơ của các bạn<strong>.</strong>
Xem chi tiếtChiều ngày 8-11-2022, Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá, Thể Thao Uy Tín Nhất Việt Nam đã tổ chức tập huấn sử dụng các tính năng của màn hình tương tác thông minh - Đây là thiết bị mới, được Nhà trường đầu tư cho các phòng học trong thời gian qua. Trong buổi tập huấn, giảng viên được hướng dẫn sử dụng phần mềm “White board” thay cho bảng trắng, cách sử dụng các công cụ office, thực hành kết nối công cụ trình chiếu, kết nối trực tiếp dữ liệu cá nhân ngay trên màn hình để giảng dạy cũng như sử dụng các trang google, youtube... để thêm tư liệu trực quan, sinh động cho sinh viên hiểu rõ hơn về bài giảng. Bên cạnh đó, khi sử dụng màn hình tương tác thông minh, giảng viên còn được bảo mật các tài khoản cá nhân khi đăng nhập trong quá trình sử dụng. Đại diện nhà cung cấp tập huấn, giới thiệu tính năng của màn hình tương tác thông minh Giảng viên trao đổi và tìm hiểu các tính năng của màn hình tương tác thông minh Sau buổi tập huấn, giảng viên, nhân viên Nhà trường đã hiểu rõ hơn và sẵn sàng sử dụng màn hình tương tác thông minh trong giảng dạy cũng như giúp đỡ sinh viên sử dụng thiết bị sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. Một số hình ảnh buổi tập huấn: PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtSMIC là trung tâm sáng tạo duy nhất của Microsoft tại VN tại TP. Hồ Chí Minh. Ngoài hoạt động đào tạo kỹ thuật, công nghệ của Microsoft, SMIC còn là vườn ươm dự án, khởi nghiệp với việc cung cấp không gian, cơ sở vật chất, tư vấn việc sử dụng và áp dụng công nghệ của Microsoft cho các dự án ươm mầm với mức giá ưu đãi với ĐH Công nghệ Đồng Nai
Xem chi tiếtNgày 26/9 vừa qua, BCH Đoàn trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “<i>Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh</i>” với sự tham gia của Chuyên gia Cao cấp – nhà nghiên cứu uy tín trong ngành Hồ Chí Minh học ở nước ta hiện nay - GS.TS Hoàng Chí Bảo – Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Khoa học nghiên cứu nhân tài - nhân lực Việt Nam.
Xem chi tiếtGiai đoạn 2 năm gần đây, Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, việc dạy – học trực tuyến lại càng diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Và hệ thống dạy – học trực tuyến Canvas trong DNTU đã mang lại những thay đổi sâu rộng cho về môi trường học, phương pháp giảng dạy và vai trò của giảng viên. Tại Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá, Thể Thao Uy Tín Nhất Việt Nam , việc dạy – học trực tuyến không còn quá xa lạ, các thầy cô và sinh viên đều thực hiện rất tốt vai trò của mình trên hệ thống học tập Canvas. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, để hiện thực hóa mục tiêu “Trường học không biên giới” thì cần nhiều hơn nữa, phải tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao năng lực của giảng viên, đồng thời khai thác tối đa các tính năng của hệ thống. Chính vì lẽ đó, ngày 12/03/2021, DNTU đã tổ chức thi đánh giá năng lực Canvas-level 2 cho các giảng viên nhằm kiểm tra, đánh giá và nâng cao năng lực của giảng viên, cũng từ đó nhận ra các vướng mắc và tổ chức cập nhật, nâng cao kiến thức kịp thời để tạo ra một quy trình day - học tối ưu nhất. Trước đó, nhà trường đã có những buổi tập huấn cho giảng viên tiếp cận mô hình dạy học Canvas, qua đó giúp họ bổ sung kiến thức, đa dạng hóa các hình thức giảng dạy. Đây là lần đầu tiên một trường đại học tại Việt Nam tổ chức kỳ thi đánh giá năng lức giảng viên theo hình thức “phòng học ảo” trong hệ thống học tập trực tuyến Canvas. TS. Phan Ngọc Sơn - Chủ tịch Hội đồng Trường chỉ đạo kỳ thi đánh giá năng lực Canvas-level 2 cho giảng viên TS. Phạm Đình Sắc - Phó Hiệu trưởng Nhà trường điều hành kỳ thi Khi tổ chức dạy - học qua hệ thống học tập trực tuyến Canvas, các hoạt động dạy – học bao gồm: học tập, trao đổi, thảo luận giữa sinh viên với nhau và giữa sinh viên với giảng viên; kiểm tra, đánh giá và ghi nhận kết quả học tập. Một điểm cộng trong đào tạo trực tuyến Canvas của DNTU là giảng viên có thể nắm bắt được hành vi của sinh viên khi tham gia kiểm tra, thi cử thông qua chiếc smartphone quay lại toàn cảnh quá trình làm bài thi, kiểm trả của người học. Dạy học trực tuyến có thể khai thác sức mạnh của công nghệ để giúp sinh viên tương tác với tài liệu học tập theo những cách mới. Khi thiết kế các đánh giá, giảng viên có thể khai thác đa dạng các công cụ và tài liệu trực tuyến để giúp sinh viên hình thành kiến thức và phát triển các năng lực cần thiết đã được xác định tại mục tiêu học tập/chuẩn đầu ra. Ngoài ra, giảng viên có thể tận dụng các công cụ giao tiếp trực tuyến để giúp sinh viên kết nối với nhau. Đánh giá trong dạy học trực tuyến không còn phải là những kỳ thi khô khan, căng thẳng mà sinh viên thường sợ hãi; mà thay vào đó, nó có thể là cơ hội cho những sáng tạo và trải nghiệm thú vị. PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiết