Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá, Thể Thao Uy Tín Nhất Việt Nam

Đại học ngoài công lập làm sao để 'hút' sinh viên?

09:23 13/02/2017 - lượt xem: 1088

(PLO) - GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, ở trong giai đoạn cạnh tranh, để giành được những thí sinh chất lượng buộc các trường phải thay đổi tư duy năng lực để thu hút sinh viên...

Bao giờ hết cảnh “nước chảy chỗ trũng” hút sinh viên trường công (ảnh minh họa).

GS Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng những chủ trương, chính sách xã hội hóa của Nhà nước đã mở lối cho các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập (ĐH,CĐ NCL) ra đời. Nhưng tới nay, hệ thống trường ĐH, CĐ NCL đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, vướng mắc bởi hành lang pháp lý chưa đồng bộ, dẫn đến nhiều điều bất cập trong quản lý khiến quy mô sinh viên giảm sút, chất lượng không được đồng đều và nhận rất nhiều sự “kỳ thị” của xã hội...

Vừa dạy học vừa lo tiền

Hướng tới mô hình ĐH tư thục không lợi nhuận là điều mà phần đa các trường đều đồng tình. Tuy nhiên, trên thực tế, GS Trần Phương - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho rằng loại hình trường hoạt động không vì lợi nhuận sẽ không thu hút được nhà đầu tư do đó không có nguồn vốn lớn ngay từ đầu.

Việc mở mã ngành của nhà trường lại gặp rất nhiều khó khăn vì việc mở mã ngành phải do Sở GD-ĐT quyết định, tuy nhiên Sở lại không dám quyết định vấn đề cho trường mở mã vì không đúng chuyên môn. Bởi các trường muốn mở mã ngành thì phải có giảng viên là tiến sĩ của mã ngành đó.

Tuy nhiên, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chưa thể mở mã ngành ngôn ngữ vì chuyên ngành này ít có người là tiến sĩ và 2 năm nay trường vẫn không thể mở được mã ngành ngôn ngữ. Chính vì thế nhà trường đang đề xuất Bộ GD-ĐT thay đổi với yêu cầu các giảng viên là thạc sĩ để phù hợp hơn, GS Trần Phương bày tỏ.

Còn Hiệu trưởng ĐH Công nghệ Đồng Nai Phan Ngọc Sơn khẳng định các loại hình nhà trường không vì lợi nhuận thì sẽ không thu hút được nhà đầu tư mà buộc các trường phải có nguồn vốn lớn ngay từ đầu. Tuy nhiên, do cơ sở giáo dục không vì lợi nhuận không phải chia lợi nhuận và không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nên quỹ tích lũy không chia của trường ngày càng lớn mạnh. Các trường sẽ để một quỹ để dành cho sự phát triển cơ sở vật chất, tái đầu tư vào sự nghiệp giáo dục.

Do đó, đa số ý kiến đều cho rằng nên khuyến khích mô hình tư thục không vì lợi nhuận để sự phát triển ổn định của trường được đảm bảo. Để tránh xung đột nội bộ, các trường tư nên quản lý theo mô hình một thành viên, tức là có một công ty hoặc một quỹ quản lý toàn bộ vốn của trường.

Đồng tình với ý tưởng này, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết đây là mô hình nhiều nước đã áp dụng và Bộ GD-ĐT cũng sẽ nghiên cứu kỹ mô hình này. Các trường muốn phát triển lâu dài thì nên quan tâm đến mô hình này. Như vậy, các vấn đề liên quan đến cổ đông, cổ tức sẽ thông qua công ty hay một tổ chức tài chính lo, còn trường chỉ chuyên tâm cho phát triển đào tạo chứ không như hiện nay, các trường vừa phải lo đào tạo vừa lo tài chính, lại vừa phải tính toán để phân chia lợi nhuận, cổ tức…

Không để thí sinh rơi vào “mê hồn trận”

Xu hướng chung trên toàn cầu hiện nay là chuyển dịch dần từ mô hình nhà nước kiểm soát sang các mô hình có mức độ tự chủ cao hơn, từ mô hình đại học do nhà nước kiểm soát sang mô hình nhà nước giám sát chất lượng. Sắp tới đây, Bộ GD-ĐT sẽ thúc đẩy các cơ sở đại học công lập và ngoài công lập cạnh tranh bình đẳng.

GS Hoàng Xuân Sính -  Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Thăng Long cho rằng mối quan hệ giữa quản trị đại học với hội đồng trường có ý nghĩa quyết định sự thành bại của công tác quản lý cũng như bảo đảm quyền tự chủ ĐH. Chức năng cơ bản của hội đồng trường là quản trị và “tạo ra sự thay đổi”, còn chức năng cơ bản của cơ chế thực thi là quản lý nhằm “giữ trong trật tự”. Mối quan hệ giữa chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng là mối quan hệ đồng cấp hỗ trợ nhau, sự thành bại của một cơ sở giáo dục ĐH được quyết định bởi chất lượng hoạt động theo chức năng của hai tổ chức này. 

Vì vậy, quá trình thực hiện tự chủ ĐH thực chất là quá trình chuyển giao quyền lực, lâu nay phần lớn tập trung ở bộ chủ quản và hiệu trưởng, sang hội đồng trường. Nếu không “thể chế hóa” chức năng và các mối quan hệ thì khó lòng thực hiện tự chủ đại học một cách hiệu quả. 

GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, ở trong giai đoạn cạnh tranh, để giành được những thí sinh chất lượng buộc các trường phải thay đổi tư duy năng lực để thu hút sinh viên. Đặc biệt ở các trường đại học ngoài công lập, với quan niệm giáo dục toàn diện, thực học, thực hành, coi chất lượng giảng viên là “sự sống còn”, các trường tư luôn tập trung nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập tại trường bằng cách tuyển thêm nhiều giảng viên giỏi từ các trường ĐH nổi tiếng.

Hơn nữa, họ còn mời các thầy cô là giám đốc những công ty, tập đoàn lớn về trường để trực tiếp giảng dạy mà tiêu biểu là các trường như ĐH Nguyễn Trãi, ĐH FPT, ĐH Đại Nam... Nhờ đó mà sinh viên có cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ chính các giảng viên và lắng nghe những câu chuyện thực tế đầy thú vị.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, tự chủ ĐH phải có sự giám sát chặt chẽ, không để cho thí sinh cùng với phụ huynh bị lừa ở mê hồn trận thông tin. Một thực tế gây bất lợi trong môi trường học tập ở các trường ĐH công lập nói chung là số lượng sinh viên quá lớn trong một lớp học. Bước vào những ngôi trường lớn, như ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Hà Nội,... sinh viên thường học trên các giảng đường lớn lên tới cả trăm người, nên cơ hội được học hỏi và kết nối với giảng viên không cao, tạo nên một không khí xa cách dẫn tới hứng thú học tập cũng ngày một ít đi.

Ngược lại ở các trường ngoài công lập sự tương tác giữa giáo viên và sinh viên lại dễ dàng hơn vì sĩ số lớp học không nhiều, chỉ bằng 1/2 so với các trường công lập.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga nhấn mạnh rằng chất lượng giáo dục, nhất là chất lượng giáo dục ĐH chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Việc tăng quy mô giáo dục ĐH không tương xứng với các điều kiện bảo đảm chất lượng, trong khi công tác dự báo nhu cầu thị trường lao động chưa được quan tâm đúng mức dẫn tới chất lượng đào tạo chưa tốt. Chương trình đào tạo chậm được đổi mới, còn nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn, thiếu sự gắn kết giữa Nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp. Bộ GD-ĐT cũng rất chú ý tới sự phát triển của các trường ngoài công lập, không có chuyện phân biệt đối xử hay có sự khác biệt về quy chế pháp lý như các trường đã nêu. 

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng thừa nhận tâm lý xã hội vẫn có sự phân biệt đối xử. Ví dụ một số ngành giao cho các trường ngoài công lập đào tạo thì dư luận phản ứng rằng những ngành đó các trường này không đào tạo được. Dư luận không hề biết trường ngoài công lập đầu tư rất tốt, tốt hơn nhiều so với các trường công lập nên không có lý gì họ không thể mở chuyên ngành đào tạo theo đúng quy định. “Và chúng ta nên đối xử công bằng với các trường ngoài công lập để họ có thể phát triển trong hệ thống giáo dục nói chung” - ông Ga nhấn mạnh.

//baophapluat.vn/giao-duc/dai-hoc-ngoai-cong-lap-lam-sao-de-hut-sinh-vien-319181.html

 

 

 

 

Nguồn: ​//baophapluat.vn

Nhiều giảng viên đại học ngoài công lập là cử nhân

Ngày 14-4, tại Trường ĐH Công nghệ TP HCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức Hội nghị các trường ĐH ngoài công lập. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết mục đích của hội nghị này nhằm thống nhất giải pháp phát triển trường ngoài công lập. Cả nước hiện có 60 trường ĐH ngoài công lập trong tổng số 235 trường ĐH với quy mô đào tạo trình độ ĐH là 232.367 sinh viên, chiếm 13,16% sinh viên ĐH trong cả nước. Con số này thấp hơn nhiều so với mục tiêu 40% vào năm 2020. Trong 43 trường cung cấp số liệu thu chi tài chính cho thấy trong năm 2016, tổng nộp ngân sách nhà nước đạt hơn 1.000 tỉ đồng. Đại biểu phát biểu tại hội thảo Bà Phạm Thị Huyền, đại diện nhóm chuyên gia nghiên cứu các trường ĐH ngoài công lập, đã báo cáo kết quả nghiên cứu sau khi khảo sát trực tiếp tại 59 trường, cho biết vẫn còn một lượng lớn giảng viên có trình độ cử nhân. Vẫn còn 12 trường thuê mướn 100% cơ sở đào tạo, một số trường có quá nhiều cơ sở, diện tích cơ sở nhỏ. Nguồn lực tài chính của các trường ĐH ngoài công lập còn hạn chế. Học phí là nguồn thu chủ yếu của các trường, chiếm trên 61,17% tổng thu. Chi chủ yếu cho các hoạt động thường xuyên của nhà trường như trả lương cho cán bộ nhân viên, chi phí điện nước, duy trì bảo dưỡng cơ sở vật chất đã chiếm tới hơn 59%. Điều này cũng phản ánh một thực tế là hoạt động của các trường ĐH ngoài công lập chủ yếu dựa vào hoạt động đào tạo. Vấn đề cũng hàm chứa rủi ro về tài chính trong bối cảnh việc tuyển sinh gặp nhiều khó khăn. Nhiều ý kiến từ phía các trường đòi các chính sách của nhà nước phải bình đẳng công - tư trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay, các chính sách về tuyển sinh, đào tạo, đấu thầu nghiên cứu khoa học. Ông Lê Công Cơ, Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, nói: Cái lớn nhất của trường ĐH ngoài công lập là đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội mà nhà nước không phải đầu tư. Đây là sự đóng góp của trường ĐH ngoài công lập. TS Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, cho rằng đang có sự không bình đẳng giữa trường công với trường tư. Hiện các trường ĐH ngoài công lập phải đầu tư tất cả để hoạt động và phải đóng thuế để trang trải cho trường công. Ông Sơn đề nghị các trường được giữ lại tiền thuế để tái đầu tư mạnh mẽ. Ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương, cho rằng nhà nước chỉ nên bao cấp những ngành mà trường tư không làm được. Không thể lấy thuế của trường tư để bao cấp cho trường công trong khi hiệu quả đào tạo chưa chắc ai hơn ai… Nhiều ý kiến đề nghị cần có chính sách để trường tư tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, được tham gia các đề án đào tạo bồi dưỡng giáo viên… Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định những đóng góp của trường ĐH ngoài công lập là vô cùng lớn. Tuy nhiên, lĩnh vực này cũng có nhiều việc cần bàn. Trước hết là hành lang pháp lý còn rất yếu, chưa tạo được sự yên tâm cho những nhà đầu tư. Bộ trưởng Nhạ nhận trách nhiệm này trước hết thuộc về Bộ GD-ĐT và cho biết tới đây sẽ tiếp tục rà soát các quy định để những quy định gì đã có nhưng không phù hợp thì sửa, chưa có thì bổ sung. Những vấn đề vượt thẩm quyền sẽ đề nghị tháo gỡ để khuyến khích xã hội hóa. Dù đánh giá cao các trường tư nhưng ông Nhạ cho rằng hoạt động của nhiều trường chưa đồng bộ, chủ yếu tập trung đào tạo và đào tạo những ngành ít phải đầu tư. Đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu. Ông đề nghị các trường phải quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị… trường nào không thực hiện đúng cam kết khi mở trường thì sẽ sáp nhập hoặc giải thể. //nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/nhieu-giang-vien-dai-hoc-ngoai-cong-lap-la-cu-nhan-20170414223334528.htm           Nguồn: //nld.com.vn

Xem chi tiết
Đại học ngoài công lập quyết liệt đòi bình đẳng

Hội nghị các trường đại học ngoài công lập được tổ chức tại TP.HCM ngày 14/4 tại TP.HCM đã xới xáo nhiều vấn đề thời sự của khu vực giáo dục quan trọng này. Những bất cập Một báo cáo khá đầy đủ về hệ thống các trường đại học ngoài công lập do bà Phạm Thị Huyền, đại diện nhóm chuyên gia trình bày đã phác thảo những nét cơ bản trong 20 năm hình thành và phát triển. Đến nay hệ thống này đã có 60 trường, chiếm 25% số trường đại học, có hơn 20 năm phát triển, số sinh viên chiếm tỷ lệ 13,6% trong tổng số sinh viên, năm 2016 đã đóng thuế 111 tỷ đồng, điều đó chứng minh dù còn nhiều vấn đề nhưng các trường ngoài công lập đã có đóng góp tích cực vào hệ thống giáo dục Việt Nam. Tuy vậy, cho đến nay, hệ thống này vẫn đối mặt với nhiều bất cập. Về đội ngũ, gần 80% giảng viên có trình độ cử nhân, thỉnh giảng. Giáo viên có trình độ giáo sư chỉ chiếm 5%, các trường đi vay mượn hoặc liên kết với trường khác để lấy số lượng.  Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ (Ảnh: D.T) Về cơ sở vật chất, cơ sở đào tạo một số trường còn manh mún, phân tán với qui mô nhỏ, nằm rải rác. Có 12/60 trường chưa có đất sở hữu, trong đó 5 trường dù có lịch sử thành lập lâu nhất đang thuê 100% cơ sở đào tạo. Nguồn lực tài chính của các trường ngoài công lập còn hạn chế, học phí là nguồn thu chủ yếu của các trường, chiếm 90% tổng thu của toàn trường. Điều này phản ánh một thực tế là hoạt động của các trường đại học ngoài công lập chủ yếu dựa vào hoạt động đào tạo, hàm chứa rủi ro về tài chính. Một số trường có mâu thuẫn nội bộ. Công tác tuyển sinh của các trường gặp khó khăn tại tất cả các hệ đào tạo một phần do cơ chế, chính sách tuyển sinh, một phần do địa điểm xây dựng trường ở một số địa phương và một phần do uy tín. Hiện nay một số trường không có sinh viên nào, một số trường chỉ có vài trăm sinh viên.  Bên cạnh đó, chương trình đào tạo nặng về lý thuyết, chưa cập nhật kịp với xu thế phát triển của thế giới và chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Gần một nửa số trường không tập trung gì tới nghiên cứu khoa học. Có 51 trường chưa từng thực hiện đề tài nào ở cấp nhà nước. Có 26 trường chưa từng tài trợ hay đầu tư cho thực hiện các đề tài cấp trường, gần như không có nghiên cứu khoa học. Có 34 trường không có bài báo nào trong nước. Các trường tiếp tục đòi bình đẳng công- tư Tại hội nghị, rất nhiều ý kiến từ các trường đòi bình đẳng công- tư trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay, các chính sách về tuyển sinh, đào tạo… Ông Lê Công Cơ, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Duy Tân, Đà Nẵng cho rằng, nội bộ của các trường ngoài công lập đang rộ lên những mâu thuẫn giữa HĐQT và Ban giám hiệu kéo dài nhưng vẫn chưa chuyển được sang loại hình tư thục. Do vậy, cần phải tạo ra môi trường dân chủ ở trường đại học nói chung và trường ngoài công lập nói riêng. Đây là điều để minh bạch hoá, các hoạt động của trường ngoài công lập, đặc biệt là minh bạch công khai hoá về tài chính. Bà Nguyễn Thị Anh Đào, Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học Đông Á (Ảnh: D.T)   Còn ông Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, đề nghị sớm hoàn thiện các cơ chế để các trường phát triển, không đánh đồng các trường với nhau. “Cần phân rõ trường nào làm được, trường nào không, chứ không thể đánh đồng các trường ngoài công lập là không làm được gì. Tại sao các trường công lập không phải đóng thuế, trong khi trường ngoài công lập đóng thuế cả nghìn tỷ đồng”. Ông Sơn đề nghị, Bộ GD-ĐT nên kiến nghị Bộ Tài chính lấy 1.000 tỷ đồng đã được trường ngoài công lập đóng thuế, tái đầu tư vì trường ngoài công lập cũng góp phần đào tạo nhân lực, nhưng không được chi thường xuyên, đầu tư cơ sở vật chất. Bà Nguyễn Thị Anh Đào, Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học Đông Á, Đà Nẵng thì cho rằng, sự đóng góp của các trường ngoài công lập cho xã hội là rất lớn, vì vậy chính phủ không nên để các trường tự bơi mà có chính sách để không phân biệt công-tư. "Chính phủ cân nhắc chiến lược tài chính đầu tư cho giáo dục, không để chúng tôi tự bơi nhưng lại đặt ra chúng tôi phải thể này, thế kia. Riêng phần đóng ngân sách là danh dự nhưng nên để trường tái đầu tư cho chiến lược phát triển đội ngũ, đầu tư thư viện, ký túc xá cho sinh viên các trường ngoài công lập, hiện nay gần như không có”.  Ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương cho rằng, sự yếu kém và một số bất cập còn tồn tại của trường ngoài công lập xuất phát từ sự bất bình đẳng giữa trường công và trường tư.  “Tự chủ là tự chủ luôn, không nửa vời nữa, không bao cấp về cơ sở vật chất nữa. Những gì trường tư làm được thì trường công cũng phải làm. Chúng tôi phải nộp thuế, nhưng không nên để trường công lại lấy thuế chúng tôi để đầu tư cho trường công”- ông Minh đề nghị chỉ cấp ngân sách cho những trường công ở khó khăn. Trầy trật không vì lợi nhuận Theo ông Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng Trường ĐH dân lập Hải Phòng, trường ông từng ba lần gửi hồ sơ xin chuyển đổi từ dân lập sang tư thục không vì lợi nhuận nhưng chưa được đồng ý “98% số người góp vốn chiếm tỷ lệ 86,45 vốn điều lệ của trường đồng ý chuyển sang trường tư thục không vì lợi nhuận, thế nhưng khi làm hồ sơ chuyển đổi thì Bộ không duyệt vì theo qui định phải chuyển sang trường tư thục trước. Đây là điều phi lý vì lẽ ra thành lập trường tư vì lợi nhuận phải khó khăn hơn không vì lợi nhuận mới phải, đằng này thì ngược lại" – ông Nghị bức xúc. (Ảnh: D.T) Ông Lê Công Cơ, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Duy Tân, Đà Nẵng lại cho rằng, đối với vấn đề đại phi lợi nhuận là chưa phù hợp vì hiện nay chưa có Mạnh Thường Quân nào có thể bỏ tiền ra để hỗ trợ kinh phí đào tạo không vì lợi nhuận.  Ông Đào Trọng Thi, Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên Thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng, nhà nước không có khái niệm trường đại học vì lợi nhuận, mà tất cả đều không vì lợi nhuận nhưng ở các mức độ khác nhau.  “Mức độ đầu tiên là các trường tư thục để 25% lợi nhuận tái đầu tư nhà trường, thành tài sản chung. Mức độ thứ hai là trường đại học không vì lợi nhuận tức là không chia cổ tức hoặc chia cổ tức ở bằng trái phiếu chính phủ. Loại hình thức ba là phi lợi nhuận hoàn toàn. Cần phân biệt ba loại hình này để có chính sách đối xử, khuyết khích phát triển khác nhau”. Một đại diện khác phản bác, “khái niệm phi lợi nhuận, không vì lợi nhuận phải được thực tế chấp nhận chứ không phải áp đặt. Việc tài sản dùng chung là như thế nào, vì tài sản dùng chung cũng có thể gây mâu thuẫn rất lớn. Hơn nữa nếu tài sản này lớn thì các nhà đầu tư cũng không còn thiết tha đầu tư nữa”. Sẽ đóng cửa trường ngoài công lập nếu không chịu phát triển Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, dù còn nhiều vấn đề nhưng các trường đã có đóng góp tích cực vào hệ thống giáo dục Việt Nam. Vì vậy cần nhìn một cách công tâm vai trò của các nhà đầu tư, dù lợi nhuận hay không vì lợi nhuận trong việc đóng góp hơn 200.000 sinh viên, đóng thuế hàng tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hàng ngàn giáo viên. Ngay sau hội nghị, Bộ GD-ĐT sẽ rà soát và tiếp tục rà soát các quy định đã có căn cứ thực tế hoạt động của các trường để điều chỉnh các quy định, đồng thời đề xuất Chính phủ sửa đổi Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học. Trong đó, sẽ làm rõ mô hình giáo dục đại học lợi nhuận, không vì lợi nhuận, phi lợi nhuận, đề xuất cơ chế chính sách tạo cơ hội nhà đầu tư, tăng cường kiểm soát chất lượng, để đảm bảo sự bền vững nhà trường. Đồng thời, điều chỉnh cơ chế chính sách tạo sự bình đẳng, tạo cơ hội cho các ngoài công lập được tiếp cận vốn, đất đai, thuế, học bổng sinh viên, nguồn lực giáo viên. Xem xét chấp thuận đề xuất tự chủ mở ngành của trường ngoài công lập nhưng phải đảm bảo chất lượng. Ông Nhạ lưu ý các trường đại học ngoài công lập khi đặt vấn đề bình đẳng giữa công lập và tư lập phải xem xét cụ thể vì mỗi mô hình ngoài cung cấp nguồn nhân lực cho kinh tế, còn có trách nhiệm khác nhau, đặc biệt là đại học quốc gia.  Dù công lập hay tư lập, Bộ rất ủng hộ về cách tiếp cận tài chính, đó chuyển từ cấp theo đầu sinh viên sang ưu tiên cấp đặt ngành để sinh viên lựa chọn. Bộ sẽ kiến nghị Chính phủ có chính sách ưu đãi cho các trường ngoài công lập được tiếp cận nguồn vốn như các trường công lập. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, bên cạnh những thành tựu sau 20 năm, cũng cần thẳng thắn nhìn vào những bất cập của hệ thống các trường ngoài công lập như: nhiều trường quy mô nhỏ; các hoạt động chưa đồng bộ, chủ yếu tập trung đào tạo; tài chính các trường ngoài công lập chủ yếu dựa vào đầu tư ban đầu của nhà đầu tư và thu học phí từ sinh viên… Cùng với sự thay đổi của chính sách vĩ mô, các trường ngoài công lập phải thay đổi, rà soát lại chiến lược phát triển. “Các trường ngoài công lập phải rà soát lại chất lượng, đối chiếu với cam kết ban đầu để có kế hoạch cụ thể. Nếu không tự thân phát triển, Bộ sẽ yêu cầu thanh tra hoạt động của trường. Trường nào không thực hiện cam kết sẽ đóng cửa hoặc sáp nhập”- ông Nhạ nhấn mạnh. //vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/dai-hoc-ngoai-cong-lap-khong-the-danh-dong-tu-chu-nua-voi-366921.html     //vietnamnet.vn

Xem chi tiết
Trường Đại học ngoài công lập đòi bình đẳng

Ông Phan Ngọc Sơn, Chủ tịch HĐQT - Hiệu trưởng trường ĐH Công nghệ Đồng Nai đặt vấn đề “tại sao các trường công không đóng góp trong khi trường NCL chúng tôi đóng thuế cả nghìn tỷ đồng. Chúng tôi đề nghị Bộ GD kiến nghị Bộ Tài chính có thể lấy 1000 tỷ đồng đó để tái đầu tư..." Tại hội nghị được xem như một “hội nghị Diên Hồng” của các trường ĐH ngoài công lập (NCL), rất nhiều ý kiến đòi các chính sách của nhà nước phải bình đẳng giữa trường công – tư. Bình đẳng hơn trong các chính sách tiếp cận các nguồn vốn vay tuyển sinh, đào tạo, đấu thầu nghiên cứu khoa học, hỗ trợ đất, thuế… Hội nghị các trường ĐH ngoài công lập diễn ra cả ngày 14/4 được xem là "hội nghị Diên Hồng" của 60 trường ĐH NCL Ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch HĐQT trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương băn khoăn, trường ĐH NCL những năm gần đây vì sao khó tuyển sinh, nếu khó tuyển sinh thì có thể đầu tư nghiên cứu khoa học, đào tạo đội ngũ được không vì tất cả đều cần tiền. Hầu hết các trường NCL hiện này không có nhà đầu tư mạnh nào mà chúng tôi phải lấy tiền của sinh viên để hoạt động. Ông Minh cho rằng, hiện nay hệ thống giáo dục ĐH vẫn còn bất cập, không bình đẳng giữa công và tư. “Tại sao trường tư chúng tôi bằng tay không mà cung cấp ngần ấy nhân lực cho xã hội, cho các khu công nghiệp mà nhà nước không mất ngân sách nào. Thế nhưng đến khi xuất hiện một trường ĐH công ra đời thì nhà nước đầu tư ào ào vào đấy và học sinh vào trường công học chứ còn học trường chúng tôi làm gì để tốn tiền. Trường tư chúng tôi cố gắng lấy thương hiệu của mình ra để cạnh tranh lại nhưng vấn đề khó khăn nhất vẫn chính là chính sách tài chính trong giáo dục ĐH không công bằng". Bà Nguyễn Thị Anh Đào, Chủ tịch HĐQT trường ĐH Đông Á (Đà Nẵng) phát biểu ý kiến Ông Minh đề xuất, nhà nước chỉ nên bao cấp cho những trường công đào tạo lĩnh vực mà các trường tư không làm được ở vùng kinh tế khó khăn nhất. Còn lại trường công hay tư đều phải bình đẳng như nhau. “Nếu trường công được sử dụng tài sản nhà nước thì phải nộp ngân sách vào, không nên bao cấp cơ sở vật chất nữa. Trường tư đã làm được thì trường công cũng như thế chứ không thể nào chúng tôi phải đóng thuế, nhà nước lại lấy tiền thuế của chúng tôi đầu tư cho trường công là rất vô lý” - ông Minh chia sẻ. Bà Nguyễn Thị Anh Đào, Chủ tịch HĐQT trường ĐH Đông Á (Đà Nẵng) thì cho rằng, không thể phân bì với trường công bởi các trường này đã đóng góp cho chiến lược giáo dục của quốc gia nên hiển nhiên được hỗ trợ và đầu tư. Tuy nhiên, đến nay các trường ĐH NCL cũng đã đóng góp trên 1000 tỷ đồng vào ngân sách và góp phần đào tạo hơn 240.000 sinh viên. Trong khi đó nếu số sinh viên này học ở trường công thì nhà nước phải hỗ trợ ít nhất là 10 triệu đồng/sinh viên tức tương đương khoảng 240.000 tỷ đồng mỗi năm. Điều đó cho thấy sự đóng góp của các trường NCL về mặt hiệu quả xã hội là vô cùng lớn. Qua đó, bà Đào kiến nghị Chính phủ phải cân nhắc chính sách đầu tư cho giáo dục chứ không phải để các trường NCL tự bơi trong khi đòi hỏi chất lượng phải thế này, thế kia hay phải đạt chuẩn khu vực. “Chúng tôi đóng ngân sách đó cũng là vinh dự của mình nhưng xin hãy để phần này đầu tư trở lại cho các trường NCL cụ thể ở chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên, thư viện và đặc biệt là ký túc xá cho sinh viên”, bà Đào nói. Đồng thời, ngoài chính sách về đất đai mong Chính phủ hãy chịu một phần trong kinh phí đầu tư cho các trường NCL bằng cách cho vay vốn với lãi suất bằng 0. Bà Đào kiến nghị việc thúc đẩy chiến phát triển các trường NCL thì phải cân đối nguồn lực tài chính, đặc biệt sự phân bổ phối hợp công tư nên nhịp nhàng, tránh chuyện công dẫm lên tư. Qua đó, những thầy giỏi ở các trường công do nhà nước cấp kinh phí đầu tư là tài sản, tài nguyên của quốc gia, sinh viên NCL cũng được thụ hưởng chứ không phải chỉ là giảng dạy ở các trường công. Ông Phan Ngọc Sơn, Chủ tịch HĐQT -Hiệu trưởng trường ĐH Công nghệ Đồng Nai cũng đặt vấn đề “tại sao các trường công không đóng góp trong khi trường NCL chúng tôi đóng thuế cả nghìn tỷ đồng. Chúng tôi đề nghị Bộ GD kiến nghị Bộ Tài chính có thể lấy 1000 tỷ đồng đó để tái đầu tư. Chúng tôi cũng góp phần đào tạo nhân lực, nhà nước không chi thường xuyên, đầu tư cơ sở vật chất”. Ông Lê Công Cơ, Chủ tịch HĐQT trường ĐH Duy Tân cho rằng các trường NCL hiện chưa được tự chủ về học thuật Đồng thời ông Sơn đề nghị cần sớm hoàn thiện các cơ chế, cái gì thay đổi được thì thay đổi ngay để các trường có thể phát triển tốt. Còn đối với các trường cần phân rõ trường nào làm được, trường nào không chứ không thể đánh đồng các trường NCL không làm được gì. Đối với những trường thành lập 23 năm mà vẫn chưa có cơ sở thì cần phải xem xét lại mình chứ không thể đổ thừa cho vấn đề này, vấn về kia trong khi thực tế các trường NCL đã được tự chủ từ lâu. Trong khi đó, ông Lê Công Cơ, Chủ tịch HĐQT trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) nêu ý kiến: “Yêu cầu các trường tự chủ nhưng lâu nay các trường tư đã tự chủ lâu về tài chính, tổ chức nhân sự tuy nhiên chỉ chưa được tự chủ về học thuật”. Ông Cơ kiến nghị cần nghiên cứu lại quy định về mở ngành, giao các Sở GD-ĐT “ôm” để xét là không đủ chuyên môn. Đối với vấn đề ĐH lợi nhuận và phi lợi nhuận, ông Cơ cũng cho rằng, hiện nay nếu đưa ra vấn đề phi lợi nhuận là chưa phù hợp bởi vì đất nước ta hiện nay chưa có những mạnh thường quân nào có thể bỏ tiền ra để hỗ trợ kinh phí đào tạo không vì lợi nhuận. “Gần đây, rộ lên các tập đoàn mua trường, động lực môi trường giáo dục ở đó thế nào, đề nghị bộ giám sát các trường thuộc các tập đoàn này. Còn đối với vấn đề phi lợi nhuận thì cần phải có luật kèm theo để những công ty, mạnh thường quân khi đóng tiền vào đầu tư cho trường thì quỹ đó phải dành để xây dựng cơ sở vật chất hay thư viện cho trường để tôn vinh họ”, ông Cơ phát biểu. Đông đủ lãnh đạo 60 trường ĐH ngoài công lập trong cả nước tham dự hội nghị Lắng nghe các ý kiến của lãnh đạo các trường, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, sau hơn 20 năm ra đời, hệ thống các trường ĐH NCL đã góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, tổng số thuế năm 2016 đóng góp hơn 1000 tỷ đồng. Các trường NCL đã đóng góp tích cực vào công tác giáo dục, nguồn nhân lực cho đất nước. Phải nhìn nhận công tâm vai trò của các nhà đầu tư tâm huyết cho giáo dục. Theo Bộ trưởng Nhạ, các văn bản quy phạm đã có nhưng chưa vững chắc, chưa tạo cho nhà đầu tư yên tâm đầu tư. Đó là trách nhiệm của Bộ trong đề xuất hành lang pháp lý. Bộ trưởng Nhạ cho biết, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục rà soát các quy định hiện có dựa trên căn cứ hoạt động thực tế cũng như trên cơ sở tự chủ của các trường để thay đổi những gì chưa hợp lý, điều gì cần phải có trong tương lai… Qua đó, xây dựng các kiến nghị, đề xuất với Chính phủ, chỉnh sửa những vấn đề cần thiết nhằm hướng đến sự phát triển hệ thống một cách bền vững. Bộ cũng sẽ lưu ý làm rõ mô hình trường phi lợi nhuận để tạo động lực cho các nhà đầu tư thực hiện chủ trương xã hội hoá, đảm bảo định hướng của nhà trường. Trong điều chỉnh cơ chế chính sách, Bộ trưởng Nhạ cho biết: “Bộ sẽ tạo bình đẳng để trường công lập và NCL được đầu tư, tiếp cận nguồn lực đầu tư tốt về đất đai, thuế, học bổng cho sinh viên, nguồn lực giảng viên. Vấn đề nào thuộc thẩm quyền Bộ GD sẽ giải quyết nếu vượt thì Bộ sẽ kiến nghị các cơ quan liên quan phối hợp giải quyết”. Trước ý kiến của các trường mong muốn được tự chủ trong việc mở ngành cũng như trong học thuật, ông Nhạ cho biết kiến nghị của các trường sẽ được chấp thuận, được chủ động về mở ngành, liên kết đào tạo nhưng phải kèm theo công tác hậu kiểm. Bên cạnh đó, ông Nhạ khẳng định dù cơ chế tốt đến mấy mà các trường không tự thân thì sẽ rất khó. Do đó, Bộ trưởng đề nghị các trường phải rà soát lại, đối chiếu với cam kết ban đầu, có kế hoạch cụ thể để thực hiện đúng cam kết khi thành lập. Bộ sẽ tăng cường thanh tra nếu trường nào không thực hiện như cam kết sẽ xem xét dừng hoạt động. Ông Nhạ cũng đề nghị các trường phải chú ý đến điều kiện đảm bảo chất lượng trong đó gồm cơ sở vật chất, những trường không đáp ứng được yêu cầu có thể tính đến phương án sáp nhập và đóng cửa. //dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/truong-dai-hoc-ngoai-cong-lap-doi-binh-dang-20170415092602728.htm       Nguồn: //dantri.com.vn

Xem chi tiết
Pháp lý chưa đồng bộ là nguyên nhân khiến các trường ngoài công lập vẫn bị 'kỳ thị'

GS Trần Phương gửi đến hội thảo nhiều ý kiến tâm huyết Hội thảo "Thực trạng và các giải pháp cấp thiết để củng cố và phát triển các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập" được tổ chức tại Hà Nội đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều trường ngoài công lập quan tâm vấn đề này. GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, cho rằng những chủ trương, chính sách xã hội hóa của Nhà nước đã mở lối cho các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập ra đời. Tuy nhiên cho tới nay, hệ thống trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, vướng mắc bởi hành lang pháp lý chưa đồng bộ, cản trở sự phát triển của các trường ngoài công lập, dẫn đến nhiều điều bất cập trong quản lý khiến quy mô sinh viên giảm sút, chất lượng cũng không được đồng đều, nhận rất nhiều sự "kỳ thị" của xã hội. Chia sẻ tại hội thảo, GS Trần Phương, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, cho rằng loại hình trường hoạt động không vì lợi nhuận sẽ không thu hút được nhà đầu tư do đó không có nguồn vốn lớn ngay từ đầu. Việc mở mã ngành của nhà trường lại gặp rất nhiều khó khăn vì việc mở mã ngành phải do Sở GD-ĐT quyết định, tuy nhiên Sở lại không dám quyết định vấn đề cho trường mở mã vì không đúng chuyên môn. "Các trường muốn mở mã ngành thì phải có giảng viên là tiến sĩ của mã ngành đó. Tuy nhiên, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chưa thể mở mã ngành ngôn ngữ vì chuyên ngành này ít có người là tiến sĩ và 2 năm nay trường vẫn không thể mở được mã ngành ngôn ngữ. Chính vì thế nhà trường đang đề xuất Bộ GD-ĐT thay đổi với yêu cầu các giảng viên là thạc sĩ để phù hợp hơn", GS Trần Phương cho hay. Sinh viên Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá, Thể Thao Uy Tín Nhất Việt Nam hướng dẫn cho các em học sinh ghi vào đơn xét tuyển của trường Trong buổi hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga nhấn mạnh rằng chất lượng giáo dục, nhất là chất lượng giáo dục đại học chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Việc tăng quy mô giáo dục đại học không tương xứng với các điều kiện bảo đảm chất lượng, trong khi công tác dự báo nhu cầu thị trường lao động chưa được quan tâm đúng mức dẫn tới chất lượng đào tạo chưa tốt. Chương trình đào tạo chậm được đổi mới, còn nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn, thiếu sự gắn kết giữa nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp. Bộ GD-ĐT cũng rất chú ý tới sự phát triển của các trường ngoài công lập, không có chuyện phân biệt đối xử hay có sự khác biệt về quy chế pháp lý như các trường đã nêu.  Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng thừa nhận tâm lý xã hội vẫn có sự phân biệt đối xử. Ví dụ một số ngành giao cho các trường ngoài công lập đào tạo thì dư luận phản ứng rằng những ngành đó các trường này không đào tạo được. “Dư luận không hề biết trường ngoài công lập đầu tư rất tốt, tốt hơn nhiều so với các trường công lập nên không có lý gì họ không thể mở chuyên ngành đào tạo theo đúng quy định. Và chúng ta nên đối xử công bằng với các trường ngoài công lập để họ có thể phát triển trong hệ thống giáo dục nói chung”, ông Ga nhấn mạnh. Các trường ngoài công lập luôn coi trọng công tác tuyển sinh Thứ trưởng cũng cho biết hiện nay Bộ GD-ĐT đang thành lập  tổ công tác để khảo sát, đánh giá lại hội đồng của các trường ngoài công lập trong 7 lĩnh vực: cơ chế chính sách, đội ngũ giáo viên, cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, tình hình tuyển sinh, nghiên cứu và hoạt động hợp tác quốc tế. Dựa trên bản đánh giá, tổ công tác sẽ báo cáo lãnh đạo Bộ về những điều chỉnh cần thiết để xây dựng lại hệ thống các quy định liên quan đến các trường đại học ngoài công lập về phát triển lâu dài. Chia sẻ với phóng viên, Hiệu trưởng Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá, Thể Thao Uy Tín Nhất Việt Nam Phan Ngọc Sơn khẳng định các loại hình nhà trường không vì lợi nhuận thì sẽ không thu hút được nhà đầu tư mà buộc các trường phải có nguồn vốn lớn ngay từ đầu. Tuy nhiên, do cơ sở giáo dục không vì lợi nhuận không phải chia lợi nhuận và không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nên quỹ tích lũy không chia của trường ngày càng lớn mạnh. Các trường sẽ để một quỹ để dành cho sự phát triển cơ sở vật chất, tái đầu tư vào sự nghiệp giáo dục. Với những ưu điểm này, đa số ý kiến trong hội thảo đều cho rằng nên khuyến khích mô hình tư thục không vì lợi nhuận để sự phát triển ổn định của trường được đảm bảo. Để tránh xung đột nội bộ, các trường tư nên quản lý theo mô hình một thành viên, tức là có một công ty hoặc một quỹ quản lý toàn bộ vốn của trường. Đồng tình với ý tưởng này, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết đây là mô hình nhiều nước đã áp dụng và Bộ GD-ĐT cũng sẽ nghiên cứu kỹ mô hình này. “Các trường muốn phát triển lâu dài thì nên quan tâm đến mô hình này. Như vậy, các vấn đề liên quan đến cổ đông, cổ tức sẽ thông qua công ty hay một tổ chức tài chính lo, còn trường chỉ chuyên tâm cho phát triển đào tạo. Chứ như hiện nay, các trường vừa phải lo đào tạo vừa lo tài chính, lại vừa phải tính toán để phân chia lợi nhuận, cổ tức...”, Thứ trưởng Bùi Văn Ga nói. //motthegioi.vn/giao-duc-c-69/phap-ly-chua-dong-bo-la-nguyen-nhan-khien-cac-truong-ngoai-cong-lap-van-bi-ky-thi-52574.html     Nguồn: //motthegioi.vn/

Xem chi tiết
Sớm xây dựng các chính sách hỗ trợ tốt hơn, đúng mức hơn cho các trường ĐH ngoài công lập

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Hội nghị GD&TĐ - Ngày 14/4, tại Trường Đại học Công nghệ TPHCM diễn ra Hội nghị các trường đại học ngoài công lập với sự tham dự của 60 trường. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì Hội nghị và giải đáp các thắc mắc, kiến nghị của các trường. Đại học ngoài công lập - mắt xích không thể thiếu trong hệ thống Đó là nhận định của lãnh đạo Bộ GD&ĐT, các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục khi nói về vai trò của hệ thống các trường đại học ngoài công lập (ĐH NCL) trong sự phát triển của hệ thống GD ĐH nước nhà. Sự quan trọng ấy không chỉ được thể hiện ở con số 1.000 tỉ đồng tiền thuế mà các trường ĐH NCL đã đóng góp cho nhà nước, mà còn ở con số các trường và tỉ lệ sinh viên đang theo học, cũng như nguồn nhân lực được cung cấp cho xã hội hàng năm. Và để có cái nhìn tổng thể, khách quan, làm cơ sở cho những bàn luận, đề xuất, kiến nghị… qua đó, đưa ra các giải pháp tháo gỡ một cách triệt để nhằm giúp hệ thống các trường ĐH NCL phát triển ổn định, bền vững, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo một nhóm chuyên gia, tiến hành nghiên cứu một cách chi tiết, tổng thể thực trạng hoạt động của các trường. Đại diện Trường Đại học Văn Lang nêu ý kiến tại hội nghị Tại Hội nghị, PGS.TS Phạm Thị Huyền - Đại diện cho nhóm nghiên cứu cho biết: Qua thống kê và nghiên cứu cho thấy, năm 1987, hệ thống GDĐH chưa có trường ĐH NCL, năm 1994 có 5 trường và đến cuối năm 2016 đã có 60 trường, chiếm tỷ lệ 25,5% số trường đại học với quy mô đào tạo trình độ đại học là 232.367 sinh viên, chiếm tỷ lệ 13,16% sinh viên đại học trong cả nước. Mặc dù có sự phát triển nhanh chóng về số lượng trường, nhưng quy mô đào tạo còn thấp hơn nhiều so với mục tiêu, kỳ vọng của Chính phủ là đến cuối năm 2020 có khoảng 40% sinh viên học tập trong các trường ĐH NCL. Theo PGS.TS Phạm Thị Huyền, có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả nói trên như khung khổ pháp lý và chính sách của Nhà nước; kinh nghiệm quản trị, quản lý đại học chưa nhiều; môi trường hoạt động và nội lực của các trường ĐH NCL; tâm lý của xã hội đặc biệt là người học đối với các trường ĐH NCL... Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của hệ thống các trường ĐH NCL trong hệ thống trong hơn 20 năm qua. Đóng góp của các trường ĐH NCL cho hệ thống GDĐH là không nhỏ, nhưng theo TS Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, hình ảnh của các trường NCL vẫn chưa thật tốt trong mắt mọi người. Ngoài ánh mắt “thiếu thiện cảm” từ các cơ quan truyền thông, tâm lý của phụ huynh thì chính “người trong nhà” cũng chưa có cái nhìn đúng đắn với các trường. Đặc biệt, các chính sách hỗ trợ cho các trường của Chính phủ, Bộ GD&ĐT vẫn còn mờ nhạt. Vì vậy TS Phan Ngọc Sơn cho rằng, điều gì có thể sửa, làm ngay trong việc hỗ trợ cho các trường, đề nghị Chính phủ và Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu triển khai kịp thời. Nhất là việc Bộ GD&ĐT cần cân nhắc, nghiên cứu để kiến nghị với Bộ Tài chính cho phép Bộ GD&ĐT được “hồi vốn” 1.000 tỉ đồng tiền thuế để tái đầu tư cho các trường NCL. Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã thẳng thắn nhìn nhận, chỉ ra những tồn tại hạn chế của hệ thống như: Chất lượng đào tạo các trường chưa đồng bộ, sự đầu tư cơ sở vật chất nhiều nơi chưa thật tốt, công tác kiểm định chất lượng vẫn sơ sài…. Tuy nhiên, theo ông Lê Hồng Minh - Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương, những bất cập, yếu kém tồn tại nêu trên đã “mờ nhạt” đi so với thời gian đầu rất nhiều trước những đóng góp to lớn của các trường cho hệ thống GDĐH. Sự yếu kém và một số bất cập còn tồn tại xuất phát từ sự thiếu quan tâm Nhà nước. Sự bất cập, bất bình đẳng giữa trường công và trường tư vẫn còn rất nhiều. Từ thực tế đang tồn tại, ông Lê Hồng Minh kiến nghị: "Nhà nước chỉ nên bao cấp cho những trường ĐH công đóng góp và làm công tác đào tạo nhân lực ở những vùng đặc biệt khó khăn. Còn những trường ở thành thị, các trường có điều kiện thì nên ngừng, không bao cấp nữa để giảm bớt ngân sách bao cấp, đầu tư cho các trường ĐH NCL”. Toàn cảnh hội nghị Không có sự phân biệt trường công - trường tư Đây là khẳng định của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khi trả lời các kiến nghị của các đại biểu. Theo Bộ trưởng, mọi vấn đề của hệ thống GDĐH đã và sẽ đi theo hướng mở, tự chủ tối đa. Công tác NCKH, đăng ký đề tài, chính sách học bổng cho sinh viên, hỗ trợ bồi dưỡng giảng viên, hay vốn vay ưu đãi, hỗ trợ quỹ đất… đều được thực hiện dân chủ, công bằng trong toàn hệ thống, bất cứ trường nào cũng đều bình đẳng. Thực tế, nếu đối sánh với hội nghị của các trường ĐH NCL diễn ra vào năm 2008, báo cáo nghiên cứu tại Hội nghị lần này đã cho thấy những điểm sáng rất lớn của hệ thống giáo dục ĐH NCL. Ngoài số lượng trường sở hữu cơ sở vật chất của chính mình tăng lên ( 24/60 trường), nhiều trường còn có số lượng GV cơ hữu cao gấp nhiều lần các trường ĐH công lập. Điển hình như Trường Đại học Nguyễn Tất Thành có đến 1.211 GV cơ hữu trên tổng số 1.534 GV. Trường HUTECH có 925 GV cơ hữu/ 1.311 GV, Trường ĐH Duy Tân có 731 GV cơ hữu/956 GV. Đặc biệt, công tác đầu tư cho NCKH cũng đã được các trường chú trọng rất nhiều. Nhiều trường có hoạt động NCKH, chuyển giao công nghệ nổi bật, với chỉ số ứng dụng cao như: ĐH Duy Tân (đề tài cấp Nhà nước 20 đề tài), ĐH Nguyễn Tất Thành (có 17 đề tài cấp Nhà nước), HUTECH (4 đề tài cấp Nhà nước), FPT (3 đề tài cấp Nhà nước) và Hoa Sen (2 đề tài cấp Nhà nước)… Sinh viên Trường HUTECH Đánh giá về những chuyển biến mạnh mẽ của hệ thống các trường ĐH NCL, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ghi nhận sự cố gắng vượt khó của các trường, Bộ trưởng cho rằng ngoài việc tháo gỡ các chính sách, cơ chế đang bất cập, kìm hãm sự phát triển của các trường ĐH NCL, thì nhiệm vụ tối quan trọng của Bộ GD&ĐT là sớm xây dựng được các chính sách hỗ trợ tốt hơn, đúng mức hơn cho các trường ĐH NCL. Bộ trưởng cũng mong muốn các trường tiếp tục gửi các ý kiến, kiến nghị (thẳng thắn, trực diện) về Bộ GD&ĐT để từ đó Bộ GD&ĐT sẽ có những chính sách phù hợp, giúp các trường phát triển tốt hơn, thực hiện thành công chủ trương xã hội giáo dục đại học của Chính phủ. //giaoducthoidai.vn/giao-duc/som-xay-dung-cac-chinh-sach-ho-tro-tot-hon-dung-muc-hon-cho-cac-truong-dh-ngoai-cong-lap-3165548-v.html       Nguồn: //giaoducthoidai.vn

Xem chi tiết
Đoàn công tác Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá, Thể Thao Uy Tín Nhất Việt Nam đến thăm và làm việc với Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Sáng ngày 20/5/2019, đoàn công tác Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá, Thể Thao Uy Tín Nhất Việt Nam do TS Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng cùng đại diện lãnh đạo, chuyên viên các phòng: Đào tạo - Khảo thí, Truyền thông, khoa: Công nghệ, Kinh tế - Quản trị, Ngoại ngữ, ban Công nghệ thông tin đã đến thăm và làm việc với Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Tiếp đoàn có GS.TS Trần Thanh Hải - Hiệu trưởng Nhà trường; GS.TS Bùi Xuân Nam - Phó Bí thư Phụ trách Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng; PGS.TS Nguyễn Đức Khoát - Trưởng phòng Đào tạo Đại học; PGS.TS Lương Quang Khang - Trưởng phòng Đào tạo Sau đại học; PGS.TS Nguyễn Ngọc Khánh - Trưởng phòng Tổ chức - Cán bộ; PGS.TS Nguyễn Việt Hà, Trưởng phòng Quan hệ công chúng và Doanh nghiệp. Tại buổi làm việc hai đơn vị đã có những trao đổi hợp tác về các lĩnh vực cả hai bên cùng quan tâm, cụ thể là các chương trình nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm về công tác đào tạo trực tuyến, công tác truyền thông và tư vấn tuyển sinh. Cùng với việc trao đổi kinh nghiệm, đoàn Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá, Thể Thao Uy Tín Nhất Việt Nam đã có buổi tham quan cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo trực tuyến và truyền thông của Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Nội dung buổi làm việc được thực hiện theo biên bản thỏa thuận hợp tác đã ký giữa hai Nhà trường. GS.TS Trần Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ - Địa chất phát biểu tại buổi làm việc TS Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá, Thể Thao Uy Tín Nhất Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc Đoàn công tác của Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá, Thể Thao Uy Tín Nhất Việt Nam tham quan cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo trực tuyến và truyền thông của Trường Đại học Mỏ - Địa chất Lãnh đạo Trường Đại học Mỏ - Địa chất tặng quà lưu niệm cho đoàn cán bộ của Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá, Thể Thao Uy Tín Nhất Việt Nam Tháng 11/2018, Trường Đại học Mỏ - Địa chất và Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá, Thể Thao Uy Tín Nhất Việt Nam đã cùng ký thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đối ngoại nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, phát huy lợi thế, tạo ra lơi ích lâu dài cho các bên. Thỏa thuận hợp tác nêu trên được ký trong thời hạn 5 năm và sẽ có tổng kết đánh giá hiệu quả hợp tác theo từng năm. Nguồn: Đại Học Mỏ - Địa Chất

Xem chi tiết
Tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm tại các trường ĐH lên tới 90%

Việc công bố việc làm của sinh viên tốt nghiệp không phải dễ dàng ở bất cứ một trường ĐH nào Ngày 23.2, sau khi trường ĐH Bách Khoa, ĐH Công nghệ Đồng Nai công bố tỉ lệ có việc làm của sinh viên sau khi ra trường khiến nhiều học sinh, phụ huynh chú ý. Tỷ lệ sinh viên có việc làm tại các trường uy tín tăng cao Mức lương trung bình đạt 8,2 triệu đồng/tháng. Phổ lương từ 3 triệu đồng/tháng (Cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu..) - 60 triệu đồng/tháng (công ty nước ngoài…). Theo ông Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Bách khoa Hà Nội cho hay việc thống kê này đã được trường triển khai từ nhiều năm trước đó, năm nay trường đã làm một cách bài bản hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc kết nối với sinh viên. “Bấy lâu nay việc kết nối giữa sinh viên đã tốt nghiệp và nhà trường khá manh mún nên với những yêu cầu chi tiết, bài bản như Bộ yêu cầu là khó với nhiều trường. Địa điểm của người đi làm có thể tìm ra được, nhưng chi tiết đánh giá mối quan hệ giữa kết quả đào tạo và tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp tôi tin sẽ là khó khăn. Cần có những khảo sát quy mô để đánh giá đúng thực trạng phục vụ cho công tác tuyển sinh. Chính vì thế để thực hiện thành công khảo sát này, nhà trường đã huy động các đơn vị cũng như phòng công tác sinh viên làm số liệu khảo sát một cách chính xác nhất.” - ông Nguyễn Phong Điền nhấn mạnh. Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai thường xuyên mở những buổi tuyển sinh, tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh cũng như sinh viên trong trường về tình hình thực tế của xã hội Cũng như trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, tại trường ĐH Công nghệ Đồng Nai - Hiệu trưởng nhà trường, Tiến sĩ Phan Ngọc Sơn cho hay: "Các sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp của trường ĐH Công nghệ Đồng Nai thường được các doanh nghiệp trên địa bàn tuyển dụng ngay và trong những năm gần đây, nhà trường tuyển sinh thường theo những đơn đặt hàng của các doanh nghiệp. Tỷ lệ sinh viên của nhà trường ra trường có việc làm luôn chiếm tới 95%, tỷ lệ sinh viên học tiếp lên cao chiếm từ 2-3%, số còn lại là các sinh viên làm trái ngành. Với đặc thù là một trường được đặt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, việc cung cấp các sinh viên ra trường tới các doanh nghiệp hay với tỉnh Đồng Nai hiện nay vẫn đang trong tình trạng...cung không đủ cầu. Công việc khảo sát sinh viên ra trường có việc làm do chính ban truyền thông của nhà trường cùng với phòng công tác sinh viên thực hiện, do đó mùa tuyển sinh năm 2017 này, mọi thống kê đều chính xác, tin cậy để nhà trường mở rộng quy mô tuyển sinh, đăng ký thêm với Bộ GD-ĐT để mở các mã ngành phù hợp, theo yêu cầu thực tế của địa phương và của các em học sinh. Nhà trường chúng tôi không phải phụ thuộc ai cả, tự mình quyết và tự chịu trách nhiệm nên vấn đề gì cũng giải quyết rất nhanh, ngay cả việc quản lý đầu ra cũng như đầu vào của các sinh viên trong trường".  Thầy giáo Phạm Quốc Khánh - Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Học viện Ngân hàng, thông tin về tỷ lệ việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ giúp học sinh, sinh viên hình dung được nhu cầu của thị trường đối với ngành đào tạo và sự chấp nhận của xã hội đối với chất lượng đào tạo của trường mà họ muốn theo học. Thế nên tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm tại Học viện Ngân hàng ngay trong những năm đầu tiên thường chiếm tới 90-92%. Chia sẻ về vấn đề thống kê sinh viên có việc làm để đưa ra tỷ lệ tuyển sinh cũng như làm giảm thất nghiệp sau khi sinh viên ra trường trong năm 2017, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã khẳng định, Bộ yêu cầu các trường thống kê việc làm của sinh viên sau khi ra trường để xem xét nhiều khía cạnh, tuy nhiên nhiều trường cho rằng việc làm này khó khả thi. Trong công văn 4806 về việc báo cáo tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp. Nội dung báo cáo (tính theo ngành đào tạo) yêu cầu nêu rõ: Tình trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp: Báo cáo phân tích kết quả điều tra dựa trên 3 chỉ tiêu: Có việc làm, chưa có việc làm, chưa có việc làm và đang học nâng cao; Khu vực làm việc của sinh viên tốt nghiệp: Báo cáo phân tích kết quả điều tra sinh viên tốt nghiệp đang làm việc theo khu vực (khu vực nhà nước, tổ chức tư nhân, liên doanh với nước ngoài); Đánh giá mối quan hệ giữa kết quả đào tạo và tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp: Báo cáo đánh giá tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp và đưa ra các kiến nghị trong việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, điều chỉnh cơ cấu ngành đào tạo, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp dạy học hoặc những thay đổi khác nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường. Khảo sát sinh viên có việc làm sau khi ra trường: Vẫn còn nhiều khó khăn Bà Đặng Hương Giang, Trưởng phòng Công tác chính trị và quản lý sinh viên, Trường Đại học Thủy lợi cho biết, trường thực hiện điều tra về tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp từ năm 2009 với nhiều hình thức khác nhau, như: qua website của trường, email, bưu điện, mạng xã hội. Kết quả của việc điều tra giúp cho trường đánh giá đúng hơn về chất lượng chương trình đào tạo. Cũng từ đó, nhà trường có biện pháp điều chỉnh phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực của xã hội. Mặc dù việc thu thập thông tin, công bố tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm là yêu cầu bắt buộc nhưng việc khảo sát của các trường lại đang gặp một số khó khăn. Hầu hết các trường đại học ở Việt Nam chưa có một hệ thống theo dõi hồ sơ người học tốt, độ tin cậy của các thông tin về điện thoại, email hay địa chỉ của người học rất hạn chế.  Nhiều em sau khi có việc làm thì thay đổi số điện thoại, email gây khó khăn cho các trường trong việc nắm bắt tình hình công việc của cựu sinh viên. Vì vậy, khi các trường gửi phiếu khảo sát thì số lượng cựu sinh viên trả lời thông tin chỉ từ 40% đến 60%, có trường chỉ nhận được từ 10% đến 40% phiếu trả lời. Theo đánh giá của các trường, ở khối trường kinh tế hay các trường được mở ở các địa phương, phục vụ nhân lực cho địa phương thì những đơn vị đó có phiếu điều tra hoặc liên hệ với sinh viên khá tốt. Bên cạnh đấy, ở các trường này, tỉ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp còn liên hệ với nhà trường vẫn rất cao bởi công việc thường gắn liền với chính các thầy cô giáo hướng dẫn, các em cần những kinh nghiệm thực tế, chia sẻ của chính thầy cô mình. Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Hiệu trưởng ĐH Ngoại thương Hà Nội cho biết: “Để có những kết nối chuẩn xác với sinh viên đã tốt nghiệp, thì ngay từ khi các em còn là sinh viên, chúng tôi đã tạo điều kiện cho các em vào “tầm ngắm” của các doanh nghiệp, công ty, đơn vị có tiếng trong lĩnh vực, ngành học; thông qua các câu lạc bộ nguồn nhân lực, hội chợ việc làm… được trường tổ chức”. Dù việc thu thập thông tin và công bố kết quả về tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp có nhiều khó khăn, nhưng các trường đều khẳng định, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo. Trên cơ sở tỷ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp sẽ giúp các trường xem xét, điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh, cơ cấu đào tạo, điều chỉnh, cập nhật nội dung chương trình đào tạo, đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động. Nhiều năm nay các trường vẫn chưa chủ động kết nối với sinh viên sau khi ra trường, ít quan tâm tới hiệu quả của việc đào tạo với xã hội, nhưng giờ đây, khi trở thành quy định từ trên Bộ GD-ĐT thì các trường phải triển khai bài bản, chú trọng tới việc chăm sóc, liên hệ với sinh viên sau khi tốt nghiệp một cách chuyên nghiệp hơn. Đây không phải là lần đầu tiên Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường công bố thông tin sinh viên tốt nghiệp có việc làm. Trước đó, trong Thông tư 09.2009 của Bộ GD-ĐT về Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân cũng có yêu cầu các trường phải công khai tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và học lên trình độ cao hơn sau 1 năm ra trường, nên nhiều trường đã thực hiện việc thu thập thông tin của sinh viên sau khi tốt nghiệp. //motthegioi.vn/giao-duc-c-69/ti-le-sinh-vien-ra-truong-co-viec-lam-tai-cac-truong-dh-len-toi-90-57272.html         Nguồn: //motthegioi.vn

Xem chi tiết
Danh mục mã trường THPT, khu vực tuyển sinh giúp thí sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT

Nhằm giúp các bạn học sinh điền nhanh và chính xác các thông tin mã tỉnh, mã trường, khu vực ưu tiên khi làm hồ sơ xét tuyển Đại học, Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá, Thể Thao Uy Tín Nhất Việt Nam gửi đến các bạn thí sinh bảng tổng hợp tra cứu mã tỉnh, mã trường, khu vực ưu tiên... Vui lòng xem tại đây        

Xem chi tiết
Báo Đồng Nai đưa tin "Đội bóng DNTU làm lễ xuất quân dự giải bóng đá quốc tế các trường Đại học châu Á 2019"

Chiều 14-9, Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá, Thể Thao Uy Tín Nhất Việt Nam (DNTU) tổ chức lễ xuất quân đội bóng DNTU tham dự giải bóng đá sinh viên các trường đại học khu vực châu Á 2019 do Liên đoàn thể thao các trường đại học châu Á tổ chức tại Đài Loan. Đây là giải bóng đá dành cho sinh viên các trường đại học khu vực châu Á. Tổng biên tập Báo Đồng Nai Nguyễn Tôn Hoàn tặng hoa chúc mừng tại lễ xuất quân của đội bóng DNTU Được sự đồng ý của Liên đoàn bóng đá sinh viên châu Á, Liên đoàn bóng đá Việt Nam, DNTU là đại diện duy nhất đại diện cho hơn 400 trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam tham gia giải đấu lần này. Dự giải không chỉ là cơ hội để các sinh viên DNTU được giao lưu văn hóa nước bạn, cọ xát và tranh tài với các đội bạn trong khu vực châu Á mà còn được rèn luyện ở môi trường chuyên nghiệp để có thể tham gia các trận đấu khác có quy mô lớn hơn trong thời gian sắp tới như  định hướng và mong muốn của nhà Trường. Theo kế hoạch, toàn đội sẽ lên đường tham dự giải vào rạng sáng 16-9. DNTU tham dự giải 25 thành viên với 20 cầu thủ cùng 5 thành viên Ban huấn luyện, nằm ở bảng A cùng với Nhật Bản và Kuwait.DNTU và sẽ ra quân gặp Nhật Bản vào ngày 19-9. TS. Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng trường DNTU (bìa phải), phát biểu giao nhiệm vụ tại lễ xuất quân Phát biểu giao nhiệm vụ cho đội bóng, TS. Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng Nhà trường nhấn mạnh, đến với giải lần này, DNTU không đặt nặng thành tích nhưng qua giải đấu muốn giới thiệu hình ảnh của DNTU cũng như con người Việt Nam đến bạn bè trong khu vực. Do đây là một giải giao hữu, sân chơi của những người có tri thức, DNTU tuyệt đối phải nâng cao tinh thần thể thao lên hàng đầu, chơi fairplay và cống hiến cho khán giả những pha bóng đẹp, vinh quang nhất chính là được hội nhập quốc tế. Giới thiệu áo thi đấu của đội bóng DNTU thi đấu tại giải Thay mặt toàn đội, thầy Nguyễn Hoàng Minh, huấn luyện viên trưởng đội hứa toàn đội DNTU cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất. Ban tổ chức tặng quà tri ân các nhà tài trợ đã đồng hành cùng đội bóng Giải bóng đá sinh viên các trường đại học khu vực châu Á 2019 khởi tranh từ ngày 18 đến 26-9 tại thành phố Đài Nam, Đài Loan, có sự tham dự của 12 đội bóng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ. 12 đội được chia thành 4 bảng, đấu vòng tròn một lượt, chọn 4 đội xếp nhất 4 bảng phân 2 cặp đấu bán kết, rồi chung kết. Tương tự, 4 đội xếp nhì bảng, 4 đội xếp ba bảng phân cặp thi đấu để xếp hạng từ hạng 5…   Huy Anh Nguồn Báo Đồng Nai: //www.baodongnai.com.vn/thethao/201909/doi-bong-dntu-lam-le-xuat-quan-du-giai-bong-da-quoc-te-cac-truong-dai-hoc-chau-a-2019-2963961/  

Xem chi tiết